16/09/2013 07:17 GMT+7

Thuê phòng, mượn lớp cho trẻ đến trường

PHAN THÀNH
PHAN THÀNH

TT - Đã bước vào năm học mới gần nửa tháng, thế nhưng nhiều trường mầm non thuộc huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng vẫn đang “kêu trời” bởi cơ sở vật chất thiếu thốn, phòng học xuống cấp nghiêm trọng.

Phóng to
Điểm học tạm của các em Trường mầm non Lộc Ngãi B tại Nhà văn hóa thôn 13 (xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm). Trong ảnh: sau giờ học các cô giáo phải dọn bàn ghế vào một góc để làm nơi ngủ trưa cho các em - Ảnh: P.Thành

Hàng ngàn trẻ em huyện này phải học tập trong điều kiện khó khăn. Nhiều điểm trường vẫn phải học thuê, nhờ nhà dân, trung tâm văn hóa thôn hoặc các trường tiểu học, trung học.

Trường thuê, lớp mượn

Theo bà Nguyễn Thị Bạch Mai - trưởng phòng giáo dục mầm non Sở GD-ĐT Lâm Đồng, không riêng huyện Bảo Lâm mà nhiều huyện khác cũng rơi vào tình cảnh chung là thiếu phòng học cho trẻ mầm non. Hiện tại bậc học mầm non trên toàn tỉnh có 707 phòng học kiên cố, 1.095 phòng học cấp 4 và 170 phòng học thuê mượn. Khả năng phải đến năm 2015 mới giải quyết dứt điểm tình trạng này.

Theo Phòng GD-ĐT huyện Bảo Lâm, đến thời điểm này toàn huyện vẫn phải thuê, mượn 24 phòng học cho trẻ mầm non. Thế nhưng chừng đó vẫn chưa đáp ứng đủ lớp cho các em từ 3-5 tuổi nhập học. Điển hình như xã Lộc Tân, năm học này có gần 240 trẻ từ 3-5 tuổi đến trường, toàn xã chỉ có ba lớp học nên phải thuê thêm ba nhà dân nhưng vẫn không đủ phòng học cho các em. Cô Lê Thị Thanh Nhung, hiệu trưởng Trường mầm non Lộc Tân, cho hay vì không đủ phòng nên trường chỉ ưu tiên mở lớp cho trẻ 5 tuổi và nhận thêm khoảng 60 trẻ 3-4 tuổi.

Cũng rơi vào hoàn cảnh khổ sở không kém là Trường mầm non Lộc Ngãi B. Tại điểm chính của trường có hai phòng học và một phòng “ba chung”: hiệu trưởng, kế toán, chức năng. Ngoài ra, trường phải mượn thêm hai điểm phụ là Trường THCS Lộc Ngãi và Nhà văn hóa thôn 13 mới đáp ứng đủ số lượng trẻ 5 tuổi trong vùng nhập học. Cô Hoàng Thị Hoa, hiệu trưởng nhà trường, cho biết những năm gần đây trường không dám nhận thêm trẻ 3-4 tuổi vì không đủ phòng, cơ sở vật chất không đảm bảo. Hiện tại có lớp gần 50 trẻ, trong khi chuẩn cho phép là 25-30 trẻ/lớp nên giáo viên rất khó quản lý, trẻ lại khó học.

Tại điểm học mượn ở Nhà văn hóa thôn 13, phòng học chỉ rộng khoảng 50m2 nhưng phải sắp xếp chỗ ngồi cho gần 40 trẻ. Ngoài chức năng phòng học còn đảm nhận thêm phòng ngủ, phòng ăn và cạnh đó là nhà vệ sinh. Do phòng quá chật nên ngoài giờ ăn, giờ học, giáo viên lại phải xếp bàn ghế vào một góc lấy sàn nhà cho các em ngủ trưa. Đến mùa mưa nền nhà ẩm ướt, mái tôn dột nát nên các em không thể ngủ được. “Thương con nên mới đây mấy phụ huynh gom góp nhau một ít tiền mua vài tấm tôn lợp lại nhà văn hóa. Không biết cảnh tạm bợ này bao giờ mới hết. Thương học sinh của mình, nhưng đành bất lực...” - cô Hoa vừa nói, vừa thở dài.

Trường mầm non các xã Lộc Thịnh, Lộc Nam, Lộc Đức, Lộc Phú trên địa bàn huyện Bảo Lâm cũng rơi vào cảnh tương tự. “Là giáo viên mầm non chúng tôi cũng bức xúc lắm, nhiều lần họp với các sở, ban, ngành đề xuất đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và cũng nhận được các lời hứa hẹn. Nhưng rồi cũng đâu vào đó, có thấy gì đâu” - một giáo viên bức xúc nói.

“Không cần chuẩn quốc gia”

Trong khi nhiều trường mầm non khác thiếu phòng học thì Trường mầm non Lộc Ngãi A (trường điểm của huyện) lại “dọn” đi hai phòng học để làm phòng chức năng nhằm đảm bảo trường đạt chuẩn quốc gia khiến nhiều phụ huynh bức xúc. Nhiều phụ huynh kể đầu năm học, khi đem con tới đăng ký nhập học thì nhận được lời từ chối vì số lượng đã đủ và được giới thiệu sang một số trường mầm non tư thục để học. Một số phụ huynh phản đối nhưng cũng đành chịu vì đó là “quy định” của trường. Nhiều người chỉ còn cách gửi con sang các trường mầm non ở các xã khác để học với tâm lý trường công bao giờ cũng hơn trường tư và đỡ tốn kém học phí.

Lý giải về điều này, cô Hoàng Thị Kim Thái - phó hiệu trưởng trường - thừa nhận năm nay trường phải giảm bớt 40 chỉ tiêu để lấy lại hai phòng học làm phòng chức năng. “Thực chất hai phòng này trước đó là phòng chức năng, nhưng mấy năm trở lại đây thiếu lớp nên trường làm phòng học. Sắp đến đợt công nhận chuẩn quốc gia lần hai nên trường đành phải làm thế” - cô Thái nói.

Theo ông Lê Đức - trưởng Phòng GD-ĐT huyện Bảo Lâm, Phòng GD-ĐT huyện không có chủ trương này. Đây là việc do Trường mầm non Lộc Ngãi A tự quyết. Sắp tới phòng sẽ chỉ đạo trường này lấy lại phòng chức năng để đón thêm trẻ đến học. “Quan điểm của tôi là không cần trường chuẩn quốc gia, bởi học sinh của mình đang còn thiếu thốn mọi bề, làm sao chạy đua thành tích được. Ưu tiên số một bây giờ là đảm bảo cho học sinh có lớp, có phòng, cơ sở vật chất đầy đủ để học. Nếu cần thì “hi sinh” chuẩn quốc gia, chứ làm như vậy thiệt thòi cho học sinh lắm” - ông Đức chia sẻ.

PHAN THÀNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

UBND TP Hà Nội đã ủy quyền cho Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục trên địa bàn thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND TP, từ nay đến hết ngày 31-12-2027.

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Đây là mức quy đổi điểm trúng tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, về điểm trúng tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Năm 2025, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) chính thức tuyển sinh và đào tạo ngành kinh tế đất đai - ngành lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam.

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Với nhiều sinh viên quốc tế, quyết định theo học hay tốt nghiệp tại Harvard đang trở thành một giấc mơ chông chênh hơn bao giờ hết.

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh

Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là công cụ, mà sẽ trở thành đồng nghiệp của các thầy cô và sinh viên ngành kinh tế trong tương lai. Do đó cần phải 'bình dân học vụ' AI ngay từ bây giờ, để làm chủ những công cụ trí tuệ nhân tạo.

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar