01/04/2019 15:17 GMT+7

Thực tập sinh Việt được chủ Nhật giao lại công ty

Ý NGUYÊN
Ý NGUYÊN

TTO - Câu chuyện được báo The Mainichi thuật lại như một hiện tượng thiếu người thừa kế ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật.

Thực tập sinh Việt được chủ Nhật giao lại công ty - Ảnh 1.

Ông chủ Yasutaka Nagao (phải) chụp ảnh cùng người kế nhiệm mà ông đã chọn lựa là anh công nhân người Việt Nguyễn Đức Trường. Hình ảnh chụp tại xưởng công ty ở quận Nishi tháng 2-2019 - Ảnh: MAINICHI

"Miễn là còn khách hàng, tôi có trách nhiệm tiếp tục duy trì hoạt động của công ty. Giờ đây tôi cảm thấy nhẹ nhõm vì đã biết rõ người kế nhiệm mình sẽ là ai" - ông Yasutaka Nagao, 72 tuổi, ông chủ của công ty nhỏ có tên Nagao Shiko, chia sẻ.

Công ty làm giấy của ông Nagao có 6 nhân công, đặt tại quận Nishi của Nagoya - thành phố lớn thứ tư và là thành phố phồn vinh thứ ba ở Nhật Bản.

Theo báo Mainichi, các công ty nhỏ ở Nhật chủ yếu được điều hành theo kiểu "cha truyền con nối" và rất hiếm khi chọn người kế nhiệm là người ngoài chứ đừng nói đến là người nước ngoài.

Trường hợp của Công ty Nagao Shiko đang được ghi nhận cho thực tế thị trường lao động ở Nhật ngày càng phụ thuộc vào người lao động nước ngoài.

Ông Nagao thành lập công ty vào năm 1969 sau khi tốt nghiệp đại học. Khi đó mong muốn của ông là làm sống lại doanh nghiệp mà cha của ông đã đóng cửa trước đó.

Trước đây, hầu hết các đơn đặt hàng đến công ty là làm loại giấy mỏng cho tã dùng một lần. Các đơn hàng này sau đó giảm mạnh khi các nhà sản xuất tả chuyển xưởng ra nước ngoài cho đỡ tốn phí.

Tuy nhiên, Công ty Nagao Shiko đã tận dụng kỹ năng kỹ thuật cao của mình để chuyển hướng làm ăn với các nhà sản xuất ôtô và công nghiệp thực phẩm. Công ty hiện đang hoạt động tốt nhờ sản xuất màng nhiều lớp sử dụng trong pin xe hơi và loại màng dùng đóng gói các phần thực phẩm bán trong các cửa hàng tiện lợi.

Ông chủ Nagao bắt đầu xem xét tìm người kế vị khi mình đã hơn 60 tuổi. Con trai cả của ông làm việc ở nơi khác và không quan tâm đến việc tiếp quản công ty. Sau khi suy nghĩ kỹ, ông chọn người sẽ quản lý công ty nhỏ của ông là anh Nguyễn Đức Trường, 34 tuổi, đến từ Việt Nam.

Anh Trường sang Nhật vào năm 2005 với tư cách là thực tập sinh kỹ thuật và có giấy tờ thường trú sau khi kết hôn với một phụ nữ Nhật. Anh vào làm việc ở công ty ông Nagao năm 2008.

Thoạt đầu dù thiếu kinh nghiệm, nhưng anh Trường học hỏi nhanh nhờ khéo léo và ham học. Ông chủ Nhật nhanh chóng quý mến, rồi tin tưởng tuyệt đối người thợ 34 tuổi của mình bởi anh tận tụy với công việc, làm được đủ thứ việc từ sửa chữa máy móc bị hỏng, đến bất kỳ hỏng hóc gì khác trong nhà xưởng.

Cách đây vài năm khi được ông chủ Nagao hỏi liệu có muốn tiếp quản công ty, anh Trường đã rất ngạc nhiên và cũng cảm thấy rất nhiều áp lực. "Nhưng tôi cũng rất vui vì (Nagao) đã đặt niềm tin vào tôi rất nhiều và tôi đã quyết định bảo vệ công ty", anh Trường kể với báo The Mainichi.

Hiện khoảng 95% các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ ở Nhật đang phải đối mặt với câu hỏi khẩn cấp về việc ai sẽ tiếp quản thế hệ lãnh đạo hiện nay.

Theo khảo sát của Tokyo Shoko Research năm 2016-2017 đối với 4.303 công ty vừa và 3.984 công ty nhỏ, có 30,9% công ty vừa và 32,4% công ty nhỏ thừa nhận không có ứng cử viên kế nhiệm hoặc chưa quyết định làm gì với người kế nhiệm. Khoảng 2,1% các công ty vừa và 17,2% các công ty nhỏ cho biết thế hệ lãnh đạo hiện tại sẽ là thế hệ cuối cùng của các công ty.

Ý NGUYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kiều bào từ TP.HCM trồng cây, nhớ ơn Bác Hồ

Sáng 19-5, kiều bào cùng thân nhân chung tay trồng 30 cây giáng hương tại Khu di tích Láng Le - Bàu Cò.

Kiều bào từ TP.HCM trồng cây, nhớ ơn Bác Hồ

681 người Việt bị Myanmar trục xuất sẽ về nước theo cách nào?

Ông Lương Thanh Quảng - phó cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), đã trả lời phỏng vấn về công tác bảo hộ công dân Việt Nam tại Myanmar.

681 người Việt bị Myanmar trục xuất sẽ về nước theo cách nào?

450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh ở Myanmar đã về nước

Bộ Ngoại giao cho biết tính đến ngày 15-5, đã đưa hơn 450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh và bị tạm giữ ở Myanmar về nước an toàn. Còn khoảng 200 người khác đang chờ được hồi hương.

450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh ở Myanmar đã về nước

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp cộng đồng người Việt tại Belarus

Gặp cộng đồng người Việt Nam tại Belarus, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bà con gắn kết với quê hương.

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp cộng đồng người Việt tại Belarus

Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Pakistan khuyến cáo công dân về tình hình an ninh

Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ thiết lập đường dây nóng bảo hộ công dân với số điện thoại 91 7042035588 và tổng đài bảo hộ công dân 84 981848484.

Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Pakistan khuyến cáo công dân về tình hình an ninh

Bộ Ngoại giao thông tin vụ 4 người Việt tử vong ở Đài Loan

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 6-5, đánh giá sơ bộ vụ 4 người Việt tử vong ở Đài Loan cho thấy nhiều khả năng đây là tai nạn do ngộ độc.

Bộ Ngoại giao thông tin vụ 4 người Việt tử vong ở Đài Loan
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar