30/01/2018 13:09 GMT+7

Thúc đẩy sử dụng xăng sinh học

TS VÕ ĐÌNH TRÍ (PHÁP)
TS VÕ ĐÌNH TRÍ (PHÁP)

TTO - Phản hồi bài viết “Né bán xăng E5?”, các chuyên gia cho rằng cần thêm vai trò điều tiết của các chính sách về kinh tế và tăng cường truyền thông về ích lợi của xăng sinh học để thúc đẩy sử dụng loại xăng này.

Thúc đẩy sử dụng xăng sinh học - Ảnh 1.

Người dân mua xăng E5 tại một cây xăng ở TP.HCM - Ảnh: HỮU KHOA

Để hướng đến nền kinh tế xanh, nhiều nước trên thế giới đang tăng dần tỉ trọng sử dụng xăng sinh học của các phương tiện giao thông. Việt Nam cũng vậy, kể từ tháng 1-2018, xăng A92 được thay thế bằng E5 (chứa 5% ethanol). 

Đây là một bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, tuy vậy so với nhiều nước khác, khoảng cách của Việt Nam trong việc sử dụng xăng sinh học xem ra còn rất lớn.

Như ở Pháp chẳng hạn, trong số các loại xăng đang cung cấp trên thị trường, xăng SP95-E10 (10% ethanol) chiếm gần 40% tổng lượng xăng tiêu thụ, tỉ lệ tăng dần qua các năm gần đây. 

Nhưng thách thức còn quan trọng hơn của nước này là thúc đẩy việc sử dụng xăng sinh học E85 (85% ethanol), hay thậm chí ED95 (95% ethanol, dành cho xe tải hạng nặng và xe buýt).

Có hai yếu tố chính tác động vào việc thúc đẩy sử dụng xăng sinh học: giá bán cuối cùng và quy định đối với các cơ sở phân phối.

Về vấn đề giá bán cuối cùng, các mức thuế phí áp dụng cho xăng có thể áp dụng ưu đãi thấp hơn cho xăng sinh học, dẫn đến giá bán cuối cùng thấp hơn. Bên cạnh đó, thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp dùng xăng sinh học cũng thấp hơn so với xăng thường cùng loại. 

Điều này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn loại xe tương thích với xăng sinh học. Như ở Pháp, để hướng đến việc tăng sử dụng xăng E85, giá bán E85 chỉ là 0,79 euro/lít, thấp hơn nhiều so với giá 1,64 euro/lít của xăng SP95.

Thúc đẩy sử dụng xăng sinh học - Ảnh 2.

Về vấn đề phân phối, cơ quan quản lý nhà nước hoàn toàn có thể ấn định một tỉ lệ nhất định xăng sinh học mà cơ sở phân phối phải thực hiện, nhưng điều này chỉ áp dụng đối với các loại xăng sinh học chưa tiếp cận được thị trường nhiều. Như ở Pháp, quy định tỉ lệ phân phối xăng E85 của các nhà phân phối chính là 7%.

Đối với những nước có nhiều nhà sản xuất ôtô, chính phủ còn yêu cầu các tập đoàn này sử dụng động cơ tương thích với xăng sinh học (chỉ số ethanol càng cao càng tốt), hay có một bộ phận tích hợp thuận tiện cho việc sử dụng xăng sinh học. 

Ở Pháp mới đây có sản phẩm flexfuel để gắn vào xe, để chuyển đổi sang sử dụng xăng E85, vì giá xăng E85 rẻ hơn rất nhiều so với xăng thường nên sau hai năm có thể lấy lại chi phí mua thiết bị này.

Để việc sử dụng xăng sinh học phổ biến hơn ở Việt Nam, cần tác động thêm về hiệu quả kinh tế và truyền thông thêm về tác động tốt cho môi trường của loại xăng này. 

Bên cạnh đó, cần đảm bảo và kiểm soát chặt chẽ chất lượng xăng sinh học theo đúng chuẩn để xăng sinh học không bị mang tiếng xấu. 

Làm được như vậy, người tiêu dùng sẽ quen dần với xăng E5 và có thể chuẩn bị để chuyển sang E10 hay có thể cao hơn nữa.

Ông NGUYỄN HOÀNG DŨNG (giám đốc nghiên cứu và phát triển, Viện Kinh tế và quản lý TP.HCM):

Chủ yếu là niềm tin người dùng

nguyen hoang dung

Lượng xăng E5 bán ra chỉ bằng 60-70% so với loại xăng mà nó thay thế là A92 trước kia một phần có thể vì các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu "né" bán xăng E5 vì lợi nhuận kinh doanh không bằng xăng A95, nhưng theo tôi, yếu tố chính vẫn là niềm tin của người tiêu dùng.

Khi một mặt hàng mới ra thị trường, lại tương tự như một mặt hàng đang bán, sẽ có một rào cản về sự tín nhiệm từ phía người tiêu dùng. Do thói quen của người sử dụng xăng cũ vẫn còn, giá cả của xăng cũ (A92) và xăng mới (E5) xấp xỉ nhau nên người tiêu dùng có ý so sánh. Họ sẽ lựa chọn loại xăng đã có từ lâu để yên tâm.

Điều đó cũng cho thấy việc truyền thông của các đơn vị kinh doanh và cơ quan quản lý thời gian qua vẫn còn thiếu hiệu quả, thông tin chưa đủ để người dân hiểu và tin tưởng vào xăng E5. Nhiều người dân không hiểu xăng E5 đến từ đâu, có khả năng làm hư hỏng xe của họ không, tác động lâu dài là gì, tức là chưa có niềm tin vào sản phẩm mới thì họ chưa mua. Đó là chưa kể những ý nghĩa của việc chuyển đổi dùng xăng E5 góp phần vào đảm bảo an ninh năng lượng, giảm thiểu tác động đến môi trường thì còn ít người biết hơn nữa.

Mấu chốt vẫn là vấn đề truyền thông sao cho người tiêu dùng hiểu lợi ích cho bản thân họ và xã hội nếu chuyển sang dùng xăng E5. Và các nhà sản xuất, kinh doanh phải đẩy mạnh việc tiếp thị, thậm chí là cam kết với khách hàng sẽ chịu trách nhiệm nếu xăng gây ra hư hại về động cơ xe. Khi niềm tin của người tiêu dùng đã có, họ sẽ chọn sản phẩm E5.

Trần Mạnh ghi

TS VÕ ĐÌNH TRÍ (PHÁP)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công an bắt được đối tượng chích điện phụ nữ ở Phú Quốc

Công an đã bắt nhanh đối tượng Hòa là người đàn ông mặc áo đen, đội mũ bảo hiểm đỏ sử dụng vật lạ (giống roi điện) chích điện vào phụ nữ ở phường Dương Đông (TP Phú Quốc, Kiên Giang) gây xôn xao dư luận.

Công an bắt được đối tượng chích điện phụ nữ ở Phú Quốc

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Khu đất nông nghiệp dưới chân cầu Nhật Tân được giao cho các hộ dân ở xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, Hà Nội) theo nghị định 64 của Chính phủ, đã bị san lấp chóng vánh.

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin Bộ Nông nghiệp và Môi trường sắp ban hành quy chuẩn khí thải mới. Trong đó, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017 lưu hành trên địa bàn.

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Với địa hình đồi núi, khoảng cách giữa TP Kon Tum và TP Quảng Ngãi hiện nay lên đến 200km. Ban Thường vụ 2 tỉnh cơ bản thống nhất thành lập cơ sở 2 của tỉnh Quảng Ngãi mới ở TP Kon Tum để thuận tiện điều hành.

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar