26/12/2017 16:27 GMT+7

Thức ăn phòng chống tăng huyết áp

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Quảng Ninh
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Quảng Ninh

Tăng huyết áp là căn bệnh thời đại, đe dọa tính mạng người bệnh. Bên cạnh thuốc men, tập luyện thì ăn uống giữ vai trò quan trọng không kém trong điều trị và phòng bệnh.

Thức ăn phòng chống tăng huyết áp - Ảnh 1.

Nên ăn cá và thịt nạc, thịt gia cầm. Ảnh: verywell.com

Chế độ ăn cần tuân thủ như sau:

1. Chế độ ăn giảm muối: Lượng muối tối đa là 6g muối/một ngày. Đồng thời tránh những thức ăn chứa nhiều muối natri như: thịt hun khói, đồ hộp, phó mát, bánh bích quy…

2. Chế biến thức ăn theo kiểu hấp, luộc, tránh chiên xào với những loại chất béo no (mỡ). Thức ăn chiên xào nên sử dụng dầu thực vật. Không nên ăn bơ, dầu mỡ động vật.

3. Thịt cá: Nên ăn cá và thịt nạc, thịt gia cầm. Hạn chế thịt heo, thịt bò.

4. Cần ăn uống nhiều rau quả tươi để tránh táo bón. Táo bón thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến huyết áp.

5. Tránh xa rượu bia và các loại thức uống có cồn khác.

6. Thường xuyên chú ý chế độ dinh dưỡng, kiểm tra cân nặng để tránh béo phì.

7. Chú ý một số loại thức ăn trong đời sống hằng ngày:

- Nước rau cần: 200g rau cần tươi, rửa sạch, nhúng vào nước sôi trong hai phút, vắt lấy nước. Mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần một ly. Điều trị các chứng tăng huyết áp thể can hỏa vượng (nhức đầu, hoa mắt, mặt đỏ, huyết áp tăng).

- Cháo hà thủ ô: 50g hà thủ ô, sắc lấy nước bỏ bã. Lấy nước hà thủ ô nấu cháo, cho vào một ít đường phèn, vài trái táo đỏ. Điều trị chứng tăng huyết áp thể âm hư dương vượng (triệu chứng người nóng, bứt rứt, nhức đầu, hoa mắt, huyết áp tăng).

- Cải cúc (tần ô): Ăn sống hay nấu canh hoặc ép lấy nước cốt uống, liều: 25ml x 2 lần/một ngày. Dùng trong trường hợp tăng huyết áp có kèm theo đau và nặng đầu.

- Nước thay cho trà: Hoa cúc 10g, sơn tra tươi 16g, thảo quyết minh 15g giã nát, sắc lấy nước uống. Có thể cho thêm vào một ít đường. Loại nước giải khát này có tác dụng trị huyết áp cao, táo bón, bệnh mạch vành.

- Nước râu bắp: Dùng 100g râu bắp (râu ngô), sắc lấy nước, uống chia làm ba lần trong ngày. Chú ý: có tác dụng hạ huyết áp, không nên dùng trong thời gian dài.

- Nước ép cà rốt, sinh tố cà rốt: Đây là loại nước giải khát nên sử dụng cho người tăng huyết áp, đau đầu, chóng mặt.

- Nước ép, sinh tố cà chua: Giàu vitamin C và P. Uống một ly mỗi ngày có khả năng phòng chống tăng huyết áp.

- Trái lê: Tác dụng thanh nhiệt, hạ áp, có lợi cho người bị tăng huyết áp, đau đầu, chóng mặt, ù tai, hồi hộp, đánh trống ngực. Nên dùng một-hai trái/một ngày, xay sinh tố hay ép lấy nước cốt uống.

- Táo: Táo chứa nhiều kali, có thể kết hợp với lượng natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cơ thể duy trì huyết áp ở mức bình thường. Nên ăn một trái táo mỗi ngày, xay sinh tố hay ép lấy nước cốt uống.

- Nho: Tốt cho người bị tăng huyết áp vì trong thành phần của nho có chứa nhiều muối kali nên có công dụng hạ áp, lợi tiểu và bồi đắp lượng kali mất do thuốc lợi tiểu gây ra.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Quảng Ninh

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

5 thủ phạm ‘giấu mặt’ gây ra nỗi ám ảnh mang tên bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người từ 45-65 tuổi. Dù không nguy hiểm tính mạng, bệnh trĩ lại là “kẻ thù” thầm lặng đe dọa chất lượng cuộc sống, khiến nhiều người ngại ngùng, tự ti.

5 thủ phạm ‘giấu mặt’ gây ra nỗi ám ảnh mang tên bệnh trĩ

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Cấp cứu kịp thời ca xoắn vòi trứng hiếm gặp

Một ca bệnh xoắn vòi trứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm vừa được các bác sĩ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cấp cứu kịp thời và thành công, giúp người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Cấp cứu kịp thời ca xoắn vòi trứng hiếm gặp

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 chỉ được xếp cấp cơ bản như một số bệnh viện huyện trước đây?

Theo quy định của Luật Khám chữa bệnh, việc xếp cấp chuyên môn kỹ thuật căn cứ vào 4 nhóm năng lực, cơ sở mới thành lập chỉ được xếp cấp cơ bản, sau 2 năm mới được xét nâng cấp.

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 chỉ được xếp cấp cơ bản như một số bệnh viện huyện trước đây?

Ca mắc não mô cầu phía Nam tăng cao, nguy cơ xuất hiện thêm ca bệnh cộng đồng

Trong 4 tháng đầu năm 2025, các tỉnh phía Nam ghi nhận 12 ca mắc bệnh não mô cầu, bệnh được đánh giá có nguy cơ cao sẽ xuất hiện thêm các ca mắc mới.

Ca mắc não mô cầu phía Nam tăng cao, nguy cơ xuất hiện thêm ca bệnh cộng đồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar