09/11/2016 09:40 GMT+7

“Thưa thầy, con đây!”

HOÀNG LINH
HOÀNG LINH

TTO - ​Theo tôi, không có việc học sinh xưng “con” thì rụt rè, tính tự chủ kém hơn học sinh xưng “em”.

Nhiều người nói rằng học sinh Âu Mỹ gọi “thầy” xưng “tôi” nên tính tự chủ khá hơn ta, ra đời thành đạt hơn. Tôi không tin điều đó và cũng chưa có tài liệu nào xác thực hay nâng điều đó lên thành quy luật. Từng là học trò đồng thời cũng đã là người thầy, tôi ngộ ra rằng: sự kính trọng thầy cô phải bắt đầu bằng sự lễ phép của người học, không thể cào bằng kể cả trong .

Muốn tôn sư phải có lễ nghi, muốn trọng đạo phải biết lễ đạo. Sự tôn kính thầy cô qua cách xưng hô không hề làm tổn hại tính tự chủ của học sinh, sinh viên mà còn giữ vững môi trường sư phạm vốn đã bị xã hội nghi kỵ, thậm chí coi thường, vì đâu đó vẫn có cảnh thầy không ra thầy, trò không ra trò.

Tôi từ nhỏ sống ở một vùng quê, thời chiến tranh chúng tôi vẫn xưng “con” với thầy cô. Tốt nghiệp đại học, tôi quay về chính huyện đó dạy THPT. Học sinh ở chợ thì gọi “thầy” xưng “em”, học sinh vùng quê vẫn gọi “thầy” xưng “con”.

Cách đây vài năm tôi đi làm giấy tờ, đúng vào lúc chủ tịch quận tiếp dân, tôi cũng ngồi chờ.

Đến lượt tôi, ông chủ tịch đứng lên vòng tay chào: “Thưa thầy, con đây!”.

Thì ra đó là học sinh Trường TL mà tôi dạy năm em ấy học lớp 12.

Câu chuyện của tôi giống rất nhiều truyện về vị tướng Pháp mà tôi học hồi nhỏ khi về thăm trường cũ gặp lại thầy, vị tướng đã cất tiếng chào:

- Thưa thầy, con đây...

Cách xưng hô phải mang tính giáo dục

Trong môi trường sư phạm thì cách xưng hô của mọi chủ thể đều phải mang tính giáo dục, phù hợp văn hóa. Tôi đồng ý về việc: khi học sinh, sinh viên dám xưng “tôi” với người đối diện, các em sẽ có phần nào đó mạnh mẽ hơn, tự tin hơn.

Nhưng thật khó có thể chấp nhận chuyện một học sinh hay sinh viên nào đó đối diện với một vị giảng viên đứng tuổi mà xưng hô theo kiểu: “Tôi không đồng ý với điều thầy vừa giảng”. Vì văn hóa người Việt chúng ta luôn tôn trọng lễ phép, ngôi thứ.

Ngược lại, khi các thầy cô hay giảng viên gọi học sinh, sinh viên là “anh, chị” thì đây lại là một cách giáo dục thâm thúy. Bởi khi đối tượng được những vị thầy cô đáng kính của mình xưng hô như vậy, các em sẽ ý thức được sự trưởng thành của mình.

TẠ TƯ VŨ

HOÀNG LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những kết quả khả quan giúp UEH khẳng định vị thế

Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) đã định hình vai trò của một đại học đa ngành, sáng tạo và có trách nhiệm trong kỷ nguyên mới.

Những kết quả khả quan giúp UEH khẳng định vị thế

Chúng tôi không biết giải thích với nước ngoài thế nào về 'trường đại học trong đại học'

Nhiều vị lãnh đạo trường đại học đã chia sẻ như thế tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sáng 14-5.

Chúng tôi không biết giải thích với nước ngoài thế nào về 'trường đại học trong đại học'

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch

Định hướng nghiên cứu của UEH trong kỷ nguyên mới

Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) đã triển khai hai định hướng: thúc đẩy công bố quốc tế gắn với đào tạo đa ngành; phát triển các nghiên cứu ứng dụng gắn với các vấn đề đương đại.

Định hướng nghiên cứu của UEH trong kỷ nguyên mới

Nam sinh giáo dục thường xuyên giành 2 giải nhất học sinh giỏi

Hà Trọng Bách, lớp 12B15 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quận Tân Phú, TP.HCM, đã giành hai giải nhất học sinh giỏi cấp thành phố môn toán và giải toán trên máy tính cầm tay năm học 2024-2025.

Nam sinh giáo dục thường xuyên giành 2 giải nhất học sinh giỏi

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar