04/11/2023 16:42 GMT+7

Thủ tướng: Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, đẩy mạnh giải ngân

Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng về đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng. Đẩy mạnh giải ngân, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng - Ảnh: VGP

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng - Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 diễn ra ngày 4-11.

Thủ tướng nêu ra yêu cầu khi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo về tình hình kinh tế có khởi sắc, xu hướng phục hồi ngày càng rõ nét trên cả ba động lực về đầu tư, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nền kinh tế dần lấy lại đà tăng trưởng, quý sau tăng nhanh hơn quý trước, tháng sau tích cực hơn tháng trước.

Cụ thể, tháng 10 và 10 tháng tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 3,59% so với cùng kỳ, bình quân 10 tháng tăng 3,2%. 

Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định; thu ngân sách 10 tháng ước đạt 86,3% dự toán; kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu tháng 10 tăng lần lượt 5,6%, 5,9% và 5,2% so với cùng kỳ; giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 56,74% kế hoạch, cao hơn 5,5% so với cùng kỳ năm trước (51,34%).

Cùng với đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục chuyển biến tích cực. Khu vực nông nghiệp, dịch vụ tiếp tục duy trì đà tăng khá. Tình hình đăng ký doanh nghiệp tích cực hơn.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng chỉ ra một số khó khăn, hạn chế: sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với thách thức về thị trường, dòng tiền và thủ tục hành chính; thị trường trong nước chưa được thúc đẩy phát triển hiệu quả.

"Khó khăn, thách thức đặt ra còn lớn, phụ thuộc nhiều vào xu hướng, bối cảnh chung toàn cầu, tạo sức ép lớn lên công tác quản lý, điều hành ổn định kinh tế vĩ mô, tỉ giá, các cân đối lớn về ngân sách, đầu tư, tiêu dùng, an sinh xã hội... ", ông Dũng chỉ rõ.

Cũng nhìn nhận những hạn chế yếu kém, Thủ tướng cho rằng nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, xuất phát điểm thấp, quy mô còn khiêm tốn. Độ mở lớn, sức chống chịu với các cú sốc từ bên ngoài và khả năng cạnh tranh còn hạn chế.

Thủ tướng nêu ra 6 giải pháp, nhấn mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp - Ảnh: VGP

Thủ tướng nêu ra 6 giải pháp, nhấn mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp - Ảnh: VGP

Công tác nắm bắt, dự báo tình hình có lúc còn chưa sát, một bộ phận cán bộ còn có tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm, sợ sai trong thực thi công vụ thuộc thẩm quyền; việc phân cấp, phân quyền một số lĩnh vực còn vướng mắc về thể chế...

Theo đó, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn. Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác.

Tập trung phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực chủ yếu. Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy công nghiệp chế biến chế tạo, các ngành công nghiệp chủ lực; đẩy nhanh tiến độ các dự án quy mô lớn, công nghệ cao, có tính lan tỏa mạnh mẽ. 

Chủ động triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng (điện, xăng dầu), khẩn trương áp dụng hóa đơn điện tử với bán lẻ xăng dầu; khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu và cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).

Để tháo gỡ khó khăn nhằm mở rộng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh các giải pháp. 

Bao gồm: tháo gỡ vướng mắc về thể chế, pháp lý; mở rộng thị trường cho các mặt hàng thế mạnh; đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục rườm rà, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp; tạo thuận lợi hơn trong tiếp cận đất đai; tăng khả năng tiếp cận tín dụng; thực sự đồng hành với doanh nghiệp và người dân.

Thủ tướng nói về việc lấy phiếu tín nhiệm: Cử tri kỳ vọng ở Chính phủ nhiều hơn nữa

Sáng 4-11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10-2023 tiếp tục thảo luận các vấn đề liên quan tới tình hình kinh tế - xã hội và triển khai chương trình phục hồi, giải ngân đầu tư công.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 5-7: Tăng thời hiệu kỷ luật cán bộ lên 10 năm; Đề nghị trách nhiệm nếu chậm chuyến bay

Tin tức đáng chú ý: Đề nghị bổ sung trách nhiệm chậm, hủy chuyến bay; Tài khoản chứng khoán mở mới tăng kỷ lục; Tăng thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ lên 10 năm, thay vì 5 năm như trước...

Tin tức sáng 5-7: Tăng thời hiệu kỷ luật cán bộ lên 10 năm; Đề nghị trách nhiệm nếu chậm chuyến bay

Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản hút hàng ngàn du khách tại Đà Nẵng

Tối 4-7, Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản TP Đà Nẵng lần thứ 10 năm 2025 khai mạc tại công viên Biển Đông (TP Đà Nẵng), thu hút hàng ngàn người dân và du khách đến vui chơi, trải nghiệm.

Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản hút hàng ngàn du khách tại Đà Nẵng

Giá vàng đi xuống, giá USD tăng hết biên độ rồi quay đầu giảm

Giá USD đã có phiên thứ hai tăng hết biên độ, nhưng bất ngờ hạ nhiệt vào cuối ngày. Giá vàng trong nước giảm về dưới ngưỡng 121 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đi xuống, giá USD tăng hết biên độ rồi quay đầu giảm

Mời chuyên gia Trung Quốc sang kiểm tra thực địa chuỗi xuất khẩu sầu riêng Việt Nam

Dự kiến từ ngày 12 đến 17-7, chuyên gia của Tổng cục Hải Quan Trung Quốc sang Việt Nam kiểm tra thực địa chuỗi xuất khẩu sầu riêng.

Mời chuyên gia Trung Quốc sang kiểm tra thực địa chuỗi xuất khẩu sầu riêng Việt Nam

Đọ thị phần môi giới chứng khoán: SSI cao nhất 9 quý, VCBS trở lại top 10

VPS tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu thị trường trong quý 2 với thị phần 15,37%, giảm so với quý trước. Trong khi thị phần Chứng khoán SSI tăng với tốc độ ấn tượng.

Đọ thị phần môi giới chứng khoán: SSI cao nhất 9 quý, VCBS trở lại top 10

Vụ án đánh bạc nghìn tỉ có cựu phó chủ tịch Phú Thọ: Những doanh nghiệp nào liên quan?

Công ty Việt Hải Đăng đã ký kết hợp đồng quản lý, vận hành King Club với Công ty HS Development Việt Nam. Tuy nhiên để tăng doanh thu, hai công ty này để người Việt Nam vào King Club chơi.

Vụ án đánh bạc nghìn tỉ có cựu phó chủ tịch Phú Thọ: Những doanh nghiệp nào liên quan?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar