07/03/2024 15:42 GMT+7

Thủ tướng Thụy Điển thăm Mỹ, đẩy nhanh tiến trình gia nhập NATO

Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson và Ngoại trưởng Tobias Billstrom lên đường tới Mỹ ngày 7-3, nơi Stockholm hoàn tất tiến trình gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson - Ảnh: REUTERS

Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson - Ảnh: REUTERS

Chuyến đến Mỹ là thời điểm tài liệu gia nhập của Thụy Điển được chính thức chuyển tới Bộ Ngoại giao Mỹ, một động thái kết thúc tiến trình gia nhập theo thủ tục. Phía Thụy Điển chưa thông báo chi tiết về chuyến đi của Thủ tướng Kristersson

Theo lời các quan chức trên, hiện các bên đã sắp xếp buổi lễ treo cờ Thụy Điển tại trụ sở NATO ở Brussels (Bỉ) vào ngày 11-3, để đánh dấu việc Stockholm chính thức là thành viên thứ 32 của NATO, chấm dứt 200 năm duy trì quan điểm trung lập và không tham gia liên minh quân sự.

Tuần trước, Thụy Điển vượt qua rào cản cuối cùng mang tên Hungary, thành viên ngay trước đó vẫn chưa chấp nhận đơn gia nhập của Thụy Điển.

Khung thời gian chính xác cho việc Thụy Điển gia nhập NATO tuần này phụ thuộc vào tiến độ của Hungary về việc xác nhận đơn gia nhập của Stockholm tại Washington (Mỹ). Hãng tin TT của Thụy Điển cho hay Hungary có thể nộp tài liệu cho Mỹ trong ngày 7-3.

Việc Thụy Điển gia nhập NATO được cho sẽ khiến Nga không hài lòng. Matxcơva vẫn phản đối chuyện NATO liên tục mở rộng, cho đây là động thái đe dọa Nga.

Trước đó Nga khẳng định sẽ áp dụng một số biện pháp kỹ thuật và quân sự nhằm đáp trả chuyện Thụy Điển vào NATO. Phản ứng của Nga càng mạnh mẽ khi gần đây dư luận xôn xao về phát ngôn của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người nhấn nhá kịch bản lính NATO trực tiếp tới Ukraine.

Ngược lại, việc Thụy Điển và trước đó là Phần Lan gia nhập NATO được diễn giải như một phản ứng của châu Âu sau khi Nga phát động cuộc chiến ở Ukraine.

Theo Reuters, khi trở thành thành viên NATO, Thụy Điển sẽ có những đóng góp hữu hình về quân sự như lực lượng tàu ngầm và chiến đấu cơ hiện đại. Đó sẽ là sợi dây liên kết quan trọng giữa Đại Tây Dương và các quốc gia vùng Baltic trong những thời điểm khủng hoảng.

Ở chiều hướng ngược lại, Thụy Điển sẽ được NATO bảo vệ theo nguyên tắc phòng thủ chung. Một quốc gia thành viên NATO bị tấn công khi ấy đồng nghĩa cả NATO bị tấn công.

Vì sao ông Macron nghiêm túc với kịch bản lính NATO đến Ukraine?

Hôm 29-2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh ông không hề lỡ lời khi đưa ra phát ngôn 'không loại trừ khả năng đưa quân tới Ukraine'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Thụy Điển NATO ukraine

Tin cùng chuyên mục

Tồn kho hơn 60.000 tấn thực phẩm viện trợ của Mỹ, nguy cơ bị thối rữa cắt giảm ngân sách USAID

Hơn 60.000 tấn thực phẩm cứu trợ của Mỹ đang bị "đắp chiếu" trong các kho tại Mỹ, châu Phi và Trung Đông.

Tồn kho hơn 60.000 tấn thực phẩm viện trợ của Mỹ, nguy cơ bị thối rữa cắt giảm ngân sách USAID

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Đàm phán trực tiếp đầu tiên sau hơn ba năm chiến sự giữa Nga và Ukraine hôm 16-5 kết thúc ảm đạm như bầu trời xám xịt của Istanbul hôm đó.

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Ngoại trưởng Mỹ: Ông Trump muốn gặp ông Putin càng sớm càng tốt

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tiết lộ Tổng thống Donald Trump muốn gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin càng sớm càng tốt.

Ngoại trưởng Mỹ: Ông Trump muốn gặp ông Putin càng sớm càng tốt

Vì sao Việt Nam, Thái Lan đẩy mạnh hợp tác?

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra vừa kết thúc thành công chuyến thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 15 và 16-5.

Vì sao Việt Nam, Thái Lan đẩy mạnh hợp tác?

Tàu hải quân Mexico đâm vào cây cầu hơn trăm tuổi, biểu tượng của New York

Một tàu buồm huấn luyện của hải quân Mexico đã đâm vào cầu Brooklyn ở thành phố New York (Mỹ) khiến hàng chục người bị thương.

Tàu hải quân Mexico đâm vào cây cầu hơn trăm tuổi, biểu tượng của New York

Xôn xao về phát ngôn của Thủ tướng Tây Ban Nha gọi Israel là 'nhà nước diệt chủng'

Phát ngôn của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez khiến dư luận xôn xao khi ông bị cáo buộc đã gọi Israel là “nhà nước diệt chủng”.

Xôn xao về phát ngôn của Thủ tướng Tây Ban Nha gọi Israel là 'nhà nước diệt chủng'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar