04/09/2021 18:16 GMT+7

Thủ tướng Thái Lan vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Ông Prayuth Chan-ocha và 5 bộ trưởng trong nội các vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, trong bối cảnh chính quyền Thái Lan bị chỉ trích về cách đối phó với dịch, triển khai tiêm ngừa COVID-19.

Thủ tướng Thái Lan vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm - Ảnh 1.

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha (giữa) cùng các bộ trưởng trong nội các - Ảnh: REUTERS

Theo báo Bangkok Post, ông Prayuth nhận được 264 phiếu ủng hộ và 208 phiếu chống trong cuộc bỏ phiếu ngày 4-9 tại quốc hội. Đây là nỗ lực thứ 3 của phe đối lập nhằm hạ bệ ông. Dù vượt qua thử thách này, số phiếu ủng hộ ông Prayuth đã giảm so với 2 lần trước.

Các bộ trưởng khác, bao gồm Bộ trưởng Y tế Anutin Charnvirakul, cũng đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm này.

Phe đối lập cần có 242 phiếu bất tín nhiệm trên tổng số 482 phiếu trong quốc hội mới lật đổ được thủ tướng.

Trong vài ngày qua, các chính trị gia đối lập chỉ trích ông Prayuth và các bộ trưởng của Thái Lan quản lý yếu kém các chương trình hỗ trợ kinh tế, chống dịch và triển khai tiêm ngừa COVID-19.

Dù số ca mắc COVID-19 hằng ngày ở Thái Lan đã giảm mạnh xuống dưới mốc 20.000 ca/ngày vào cuối tháng trước, chỉ mới có 13% dân số nước này đã tiêm ngừa đầy đủ.

"Dù Thái Lan đối phó với COVID-19 tốt nhất, chúng ta cũng không phải tệ nhất. Chúng tôi đã xử lý dịch bệnh tốt nhất theo khả năng của chúng tôi" - ông Prayuth nói trước quốc hội.

Thái Lan hiện đã ghi nhận hơn 1,2 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có hơn 12.000 ca tử vong, hầu hết trong đợt dịch bắt đầu từ tháng 4-2021 do biến thể siêu lây nhiễm Delta gây ra. Số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất được ghi nhận hồi giữa tháng 8 với hơn 23.000 ca.

Chính phủ đã cắt giảm 1/3 dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021, xuống còn 0,7% - 1,2%, từ mức 1,5% - 2,5%. Năm ngoái, kinh tế nước này đã suy giảm 6,1%.

Một ngày trước cuộc bỏ phiếu tại quốc hội, hàng ngàn người biểu tình đã tập trung tại thủ đô Bangkok đòi ông Prayuth từ chức. Theo giới quan sát, nhiều khả năng các cuộc biểu tình phản đối chính phủ sẽ còn diễn ra mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Thái Lan đổi sang kết hợp vắc xin AstraZeneca - Pfizer

TTO - Thái Lan bắt đầu tiêm kết hợp vắc xin ngừa COVID-19 của AstraZeneca và Pfizer vào tháng 10, khi lượng vắc xin Pfizer bắt đầu giao về nhiều hơn, cũng như đẩy mạnh chương trình tiêm ngừa.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đây là một 'vùng đệm an ninh cần thiết' dọc biên giới với Ukraine.

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Iran phản ứng sau khi Đài CNN tiết lộ thông tin tình báo Israel chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran, ngay cả khi chính quyền ông Trump đang đàm phán hạt nhân với Iran.

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Cựu thủ tướng Yingluck bị buộc bồi thường cho các khoản lỗ của chương trình trợ giá gạo của chính phủ Thái Lan khi bà cầm quyền.

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật chi tiêu và cải cách thuế (tax) quy mô lớn với chỉ một phiếu chênh lệch.

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Chiếc máy bay rơi xuống một khu phố ở San Diego, Mỹ, gây ra đám cháy lớn làm hư hại ít nhất 15 ngôi nhà và nhiều ô tô.

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar