28/11/2013 21:23 GMT+7

Thủ tướng Thái Lan "vượt ải" bất tín nhiệm

VIỆT PHƯƠNG
VIỆT PHƯƠNG

TT - Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra hôm qua đã thoát hiểm an toàn sau phiên bỏ phiếu bất tín nhiệm tại hạ viện, trong khi số lượng người biểu tình được nói đang giảm đi đáng kể.

Phóng to
Nụ cười của bà Yingluck sau phiên bỏ phiếu bất tín nhiệm - Ảnh: Reuters

Bà Yingluck đã giành được 297 phiếu tín nhiệm trong khi có 134 phiếu chống lại bà. Kết quả này không khó đoán khi Đảng Phuea Thai cầm quyền chiếm thế đa số trong hạ viện. Cuộc bỏ phiếu diễn ra sau hai ngày tranh luận nóng bỏng tại hạ viện, nơi Đảng Dân chủ đối lập chỉ trích kịch liệt các chính sách của chính phủ, trong đó có dự án quản lý nước trị giá 100 triệu USD và chương trình trợ giá gạo mà đảng đối lập cho rằng gây thất thoát ngân sách.

Số người biểu tình giảm mạnh

Trong khi đó, cuộc biểu tình chống chính phủ vẫn diễn ra ở thủ đô Bangkok. Hàng trăm người biểu tình hôm qua tiếp tục kéo đến trụ sở Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và tổng hành dinh cảnh sát quốc gia. Những người biểu tình đã cắt đường điện cung cấp cho tổng hành dinh cảnh sát và bệnh viện cảnh sát bên cạnh khiến những nơi này phải dùng máy phát.

Trước khi bước vào phiên bỏ phiếu bất tín nhiệm sáng qua, bà Yingluck đã kêu gọi người biểu tình ngừng việc chiếm cứ trụ sở của các cơ quan bộ ngành. “Họ muốn biểu tình đến cuối tháng. Tôi nghĩ họ thể hiện quan điểm chính trị thế là đủ rồi” - AFP dẫn lời nữ thủ tướng Thái nói. Bà cũng kêu gọi người biểu tình tham gia đối thoại để tránh việc đối đầu và chấm dứt biểu tình sớm vì sinh nhật Quốc vương Bhumibol Adulyadej sắp đến (5-12).

The Nation dẫn lời Phó thủ tướng Pracha Promnog nói các cơ quan công quyền vẫn sẽ vận hành tốt, kể cả khi người biểu tình chiếm thêm nhiều nơi nữa. Trước tuyên bố không ngồi vào bàn đàm phán của lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban, ông Pracha bác bỏ điều này và nói “các cuộc đàm phán vẫn diễn ra trong bí mật”.

Reuters cho biết con số người tham gia biểu tình đang giảm mạnh, thấp hơn nhiều so với con số 180.000 người hôm 24-11. Người phát ngôn lực lượng cảnh sát nói số người biểu tình phản đối chính phủ ở Bangkok giờ chỉ còn khoảng 15.000 người.

Tình hình chính trị ở Bangkok đã khiến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon lo ngại. Người phát ngôn của tổng thư ký, ông Martin Nesirky, nói: “Ngài tổng thư ký kêu gọi tất cả các bên hết sức kiềm chế, tránh sử dụng bạo lực và tôn trọng đầy đủ luật lệ và nhân quyền”.

The Nation cho biết một nhóm học giả hôm qua cũng ra tuyên bố kêu gọi bà Yingluck giải tán quốc hội và tổ chức trưng cầu ý dân về việc sửa đổi hiến pháp. Một số ý kiến vẫn cho rằng bà Yingluck sẽ lựa chọn giải pháp giải tán quốc hội và cho tiến hành bầu cử sớm. Tuy nhiên, đến hôm qua, bà Yingluck chưa tỏ vẻ gì sẽ thực hiện điều này. Nhưng dù có giải tán quốc hội thì Đảng Phuea Thai được dự đoán vẫn chiến thắng. Các đảng thân Thaksin trong hơn một thập kỷ qua đều chiến thắng ở các cuộc bầu cử.

Về các đồn đoán quân đội can thiệp vào tình hình như AFP cho biết, chưa có dấu hiệu gì về động thái của quân đội chuẩn bị cho việc này.

Kinh tế đối mặt rủi ro

Các nhà quan sát cho rằng những cuộc biểu tình hiện tại đang gây bất ổn cho Thái Lan trong thời điểm nền kinh tế nước này đang mất đà tăng trưởng. Reuters dẫn các số liệu được công bố hôm qua cho thấy sản lượng nhà máy tính đến tháng 10 đã sụt giảm bảy tháng liên tục, vượt quá dự đoán của các nhà kinh tế.

Bộ Thương mại Thái hôm qua cho biết xuất khẩu năm nay của nước này sẽ chậm hơn dự kiến, ở mức 1% do thương mại trì trệ tại một số thị trường, giá nông sản giảm và mức độ cạnh tranh thấp đi.

Phó bí thư thường trực Bộ Thương mại Urawee Ngowroongrueng nói xuất khẩu của Thái Lan có dấu hiệu phục hồi vào năm sau nếu như không có các yếu tố tiêu cực. Căng thẳng chính trị hiện tại được dự báo kết thúc sớm và có thể sẽ không tác động đến xuất khẩu và khối sản xuất.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

VIỆT PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Ông Trump tố Nam Phi diệt chủng người da trắng tại nước này khi gặp Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ở Phòng Bầu dục ngày 21-5.

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Ông Trump thừa nhận hậu quả của cắt giảm tài trợ nước ngoài; Mỹ nhận máy bay siêu sang Qatar tặng; Nhiều nước ngừng nhập thịt gà Brazil.

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Theo tài liệu nội bộ mà Reuters thu thập được, quân đội Mỹ sẽ thay đổi hồ sơ của những quân nhân chuyển giới và chỉ hiển thị tên khai sinh của họ như một phần trong nỗ lực loại những quân nhân này khỏi quân đội.

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ngày 21-5, Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc của Ukraine và châu Âu khi cho rằng Nga đang cố kéo dài tiến trình hòa bình về cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời tiết lộ chưa quyết định về địa điểm đàm phán tiếp theo.

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar