14/12/2022 22:27 GMT+7

Thủ tướng Tây Ban Nha cam kết thúc đẩy phê chuẩn EVIPA, mời Việt Nam tham gia ứng phó hạn hán

NGỌC AN (từ Brussels, Bỉ)
NGỌC AN (từ Brussels, Bỉ)

TTO - Trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez Castejón cam kết trên cương vị chủ tịch luân phiên của EU 6 tháng cuối năm 2023 sẽ thúc đẩy các nước EU phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam (EVIPA).

Thủ tướng Tây Ban Nha cam kết thúc đẩy phê chuẩn EVIPA, mời Việt Nam tham gia ứng phó hạn hán - Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez Castejón - Ảnh: D.GIANG

Trong khuôn khổ các hoạt động dịp Hội nghị cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN - EU tại Brussels, Bỉ, ngày 14-12 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc gặp Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez Castejón.

Cuộc gặp diễn ra đúng dịp hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Tây Ban Nha (1977 - 2022).

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Tây Ban Nha là một trong những đối tác quan trọng, giàu tiềm năng của Việt Nam tại EU.

Để làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Tây Ban Nha, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các cơ quan hữu quan hai nước phối hợp chặt chẽ, tận dụng tốt Hiệp định EVFTA, phấn đấu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 5 tỉ USD trong vài năm tới.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án về hợp tác phát triển; tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, ứng phó với biến đổi khí hậu, quốc phòng, môi trường…; đề nghị Tây Ban Nha có tiếng nói tích cực để EU sớm gỡ bỏ "thẻ vàng" IUU với thủy sản Việt Nam.

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez Castejón hoàn toàn nhất trí với các ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và cam kết Tây Ban Nha - trên cương vị chủ tịch luân phiên của EU 6 tháng cuối năm 2023 - sẽ thúc đẩy các nước EU phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA).

Thủ tướng Pedro Sánchez Castejón đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, trân trọng mời Việt Nam tham gia "Liên minh quốc tế về ứng phó với hạn hán" do Tây Ban Nha và Senegal khởi xướng với sự tham gia của hơn 30 quốc gia; tiếp tục tăng cường hợp tác song phương và đa phương trong các lĩnh vực chuyển đổi số, năng lượng tái tạo.

Thủ tướng Tây Ban Nha cam kết thúc đẩy phê chuẩn EVIPA, mời Việt Nam tham gia ứng phó hạn hán - Ảnh 2.

Ba thủ tướng Việt Nam - Lào - Campuchia gặp gỡ bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN - EU - Ảnh: D.GIANG

Cũng trong ngày 14-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc ăn sáng làm việc với Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh và Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa ba thủ tướng kể từ sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát.

Ba thủ tướng khẳng định dù tình hình thế giới, khu vực biến động phức tạp, song quan hệ hữu nghị và đoàn kết đặc biệt của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia vẫn ngày càng được củng cố vững chắc và phát triển toàn diện.

Theo đó, ba nhà lãnh đạo nhất trí cùng nhau đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn liền với hội nhập quốc tế toàn diện; tăng cường kết nối hiệu quả ba nền kinh tế, coi đây là những ưu tiên chiến lược của cả ba nước trong thời gian tới.

Ba thủ tướng cũng đánh giá cao các hoạt động trao đổi đoàn, hợp tác trong khuôn khổ "Năm đoàn kết hữu nghị" kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào và "Năm hữu nghị" kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, nhất là thế hệ trẻ mỗi nước đối với việc gìn giữ, không ngừng phát triển quan hệ hữu nghị, đoàn kết giữa ba nước.

Ba thủ tướng nhất trí sẽ tiếp tục duy trì, tiếp xúc song phương, ba bên thường xuyên, trong đó có việc phối hợp sớm tổ chức Hội nghị cấp cao về tam giác phát triển CLV lần thứ 12 (tại Campuchia), và đẩy mạnh triển khai kế hoạch hành động kết nối ba nền kinh tế CLV đến năm 2030.

Thủ tướng Bỉ khẳng định hỗ trợ Việt Nam tài chính và công nghệ thực hiện cam kết COP26

TTO - Thủ tướng Bỉ bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam về tài chính và công nghệ để thực hiện các cam kết quốc tế về khí hậu (COP26), đặc biệt là phát triển công nghệ năng lượng tái tạo và các ngành công nghiệp phụ trợ.

NGỌC AN (từ Brussels, Bỉ)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản - chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an - đã thông tin một số nội dung liên quan sử dụng giấy tờ được cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh thành và công tác xử lý hàng giả, hàng nhái của lực lượng công an.

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Gamuda Land (Malaysia) đề xuất với các cơ quan chức năng Việt Nam mong muốn nghiên cứu làm metro TP.HCM - Long Thành và các tuyến đường sắt đô thị khác của TP.HCM.

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Phó bí thư Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng sau một tuần vận hành

Ông Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng, sau một tuần triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Phó bí thư Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng sau một tuần vận hành

'Áo xanh' đón dân hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp

Tỉnh Đoàn Quảng Trị vừa huy động 1.500 thanh niên tình nguyện về các xã phường, đặc khu để hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp.

'Áo xanh' đón dân hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp

Tỉnh An Giang phải đào tạo nguồn nhân lực 20 năm tới cho kỷ nguyên mới

Phó chủ tịch nước yêu cầu An Giang lập kế hoạch đào tạo 20 năm tới, nếu không muốn có lao động phổ thông thu nhập thấp như hiện nay.

Tỉnh An Giang phải đào tạo nguồn nhân lực 20 năm tới cho kỷ nguyên mới

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

Quyết định phê duyệt dừng sử dụng vốn ODA là một bước quan trọng trong hành trình giải quyết các thủ tục, để chuyển sang thực hiện dự án metro số 2 bằng vốn ngân sách.

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar