26/06/2023 08:15 GMT+7

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung Quốc: Tăng xuất khẩu, hút vốn chất lượng cao

Trưa 25-6, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao lên đường thăm chính thức Trung Quốc và dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 14 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Thiên Tân.

Thủ tướng đến Bắc Kinh bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc vào chiều 25-6 - Ảnh: N.AN

Thủ tướng đến Bắc Kinh bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc vào chiều 25-6 - Ảnh: N.AN

Đây là chuyến thăm chính thức Trung Quốc đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang, chuyên gia nghiên cứu chính trị - kinh tế Việt Nam thuộc Viện Nghiên cứu Yusof Ishak (Singapore), nhận định chuyến công du Trung Quốc lần này của Thủ tướng có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Hướng đến thương mại cân bằng hơn

Trong thời gian qua, hợp tác thương mại giữa hai nước là một trong những điểm nhấn. Trung Quốc luôn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, và ở chiều ngược lại, từ năm 2020, Việt Nam là nước có quan hệ thương mại lớn thứ sáu của Trung Quốc.

Nhưng cần thấy rằng, trong mối quan hệ này, mức độ thâm hụt thương mại nghiêng về phía Việt Nam khá lớn. Trung Quốc xuất sang Việt Nam những sản phẩm, nguyên liệu có giá trị gia tăng cao. 

Ngược lại, Việt Nam xuất những mặt hàng nông sản giá trị gia tăng thấp hoặc là nguyên liệu, nhiều mặt hàng vẫn chưa thực sự được tạo thuận lợi thương mại. Dẫn tới thương mại hai nước đang có sự mất cân đối và rõ ràng đó không phải là quan hệ thương mại mang tính bền vững, có lợi lâu dài cho Việt Nam.

Việt Nam luôn mong muốn quan hệ thương mại cân bằng hơn, nâng cao giá trị gia tăng hàng hóa xuất sang Trung Quốc. Điều này cũng được thể hiện ở các cuộc trao đổi điện đàm trước đó của Thủ tướng Phạm Minh Chính với Thủ tướng Lý Cường. Đặc biệt là chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc cũng đã đề cập vấn đề làm sao để quan hệ thương mại hai bên mang tính cân bằng, bền vững hơn.

Do đó, tôi cho rằng chuyến thăm Trung Quốc lần này của Thủ tướng có ý nghĩa quan trọng để lãnh đạo hai nước thảo luận cụ thể các cơ chế thuận lợi hóa thương mại, giúp ta tìm kiếm cơ hội để hàng hóa thâm nhập vào Trung Quốc dễ dàng hơn. Vấn đề trước mắt là mong nước bạn đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề kỹ thuật, đặc biệt với hàng nông sản của Việt Nam, duy trì xuyên suốt chuỗi cung ứng nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước này.

Theo tôi, ưu tiên hàng đầu trong thảo luận của Thủ tướng với người đồng cấp Trung Quốc đó là cần xây dựng, thiết lập một cơ chế minh bạch và ổn định trong chính sách, đặc biệt các vấn đề liên quan tới hải quan, hàng rào phi thuế quan, tiêu chuẩn thị trường...

Ngược lại, chúng ta phải đảm bảo làm sao hàng hóa xuất sang Trung Quốc có chất lượng cao hơn. Ta cần tránh tâm lý cho rằng đây là thị trường dễ tính. Yêu cầu của phía bạn ngày càng cao hơn, nên những thảo luận cần tập trung tạo cơ chế cho hàng Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch, giảm thiểu xuất qua đường tiểu ngạch. Gắn với đó là việc xây dựng các cơ chế hợp đồng, đảm bảo tính pháp lý cao hơn, tránh những bất ổn, rủi ro.

Có một vấn đề rất đáng chú ý, Việt Nam là thành viên Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Trung Quốc cũng đang nộp đơn tham gia CPTPP. Do đó, đây cũng sẽ là cơ hội để hai bên trao đổi, thảo luận nhiều về việc Việt Nam có thể phối hợp với Trung Quốc trong thúc đẩy hợp tác trong cơ chế đa phương, từ đó tạo thuận lợi hóa thương mại hơn.

Thu hút dòng vốn chất lượng cao

Trong sáng kiến "Vành đai, Con đường" mà Trung Quốc đang triển khai, những dự án đầu tư ở Việt Nam ít hơn so với các nước trong khu vực. Đúng là chúng ta đã từng có những dự án chưa hiệu quả, nhưng cần phân tách ra rõ ràng câu chuyện đầu tư Trung Quốc gồm có vốn nhà nước và vốn tư nhân.

Đặt trong bối cảnh Việt Nam đang thiếu vốn phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, logistics và thực hiện chuyển đổi năng lượng thì việc thu hút vốn luôn cần thiết. Tuy nhiên, nếu ta có thể trao đổi thẳng thắn với Trung Quốc, thiết kế nguồn vốn đầu tư liên quan tới cơ sở hạ tầng, có sự tham gia của Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á (AIIB) mà Trung Quốc là thành viên sáng lập, Việt Nam có thể tận dụng nguồn vốn này để phát triển.

Đó là vấn đề lớn về dài hạn mà chúng ta có thể nghĩ tới khi Thủ tướng thảo luận trong các hoạt động thăm chính thức và dự Hội nghị WEF.

Chúng ta có thể cân nhắc lựa chọn các dự án từ nguồn vốn nhà nước, nhưng với nguồn vốn tư nhân, nếu chúng ta biết tận dụng thì cũng sẽ rất tốt. Trước đây khi thu hút vốn, ta ưu tiên giá rẻ và Trung Quốc luôn là bên thắng.

Do vậy, việc triển khai dự án là trách nhiệm của nhà đầu tư nhưng cũng là trách nhiệm của phía giám sát. Chúng ta cần phải cải thiện hơn hệ thống giám sát, xây dựng khuôn khổ pháp luật rõ ràng và chặt chẽ thì tôi cho rằng tận dụng nguồn vốn này sẽ hiệu quả hơn.

Trung Quốc kỳ vọng chuyến thăm

Thông tin về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết hai nước sẽ thảo luận về các cách thức và các bước hành động dựa trên nhận thức chung của các nhà lãnh đạo cấp cao, đồng thời trao đổi quan điểm về việc tăng cường hợp tác liên quan sáng kiến "Vành đai, Con đường", thúc đẩy kết nối cũng như ổn định chuỗi cung ứng và công nghiệp.

"Chúng tôi tin rằng chuyến thăm này sẽ củng cố hơn nữa đà phát triển tốt đẹp của quan hệ Trung Quốc - Việt Nam, thúc đẩy quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu và thiết thực", bà Mao nêu.

BÌNH AN

Ngay sau khi đến Trung Quốc, chiều 25-6 Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam ở Trung Quốc.

Lễ đón chính thức và hội đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính với Thủ tướng Lý Cường sẽ diễn ra vào ngày 26-6.

Tiếp đó là chương trình Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam - WEF và Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab.

Gặp kiều bào tại Trung Quốc, Thủ tướng nêu tinh thần núi liền núi, sông liền sông không thể bỏ nhau

Thủ tướng nhấn mạnh chuyến thăm Trung Quốc sẽ tiếp tục cụ thể hóa các kết quả đạt được trong chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, làm sâu sắc thêm mối quan hệ hai nước.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Iran kể Israel suýt giết chết ông

Tổng thống Iran lần đầu tiên tiết lộ việc ông từng bị Israel mưu sát hụt trong giai đoạn hai nước căng thẳng vì chiến sự 12 ngày.

Tổng thống Iran kể Israel suýt giết chết ông

Cựu Bộ trưởng Giao thông vận tải Nga nghi tự sát liên quan bị sa thải

Cựu Bộ trưởng Giao thông vận tải Nga, ông Roman Starovoit, được tìm thấy chết trong ô tô chỉ vài giờ sau khi bị sa thải.

Cựu Bộ trưởng Giao thông vận tải Nga nghi tự sát liên quan bị sa thải

Iran gặp khó khăn, phải trục xuất hàng triệu người Afghanistan về cố hương

Chính quyền Tehran đặt hạn chót ngày 6-7 những người Afghanistan không có giấy tờ tại nước này phải rời khỏi lãnh thổ Iran, tạo ra gánh nặng không hề nhỏ cho chính quyền Kabul.

Iran gặp khó khăn, phải trục xuất hàng triệu người Afghanistan về cố hương

Cổ phiếu Tesla đỏ sàn sau khi ông Musk tuyên bố lập Đảng nước Mỹ

Việc ông Musk quay lại chính trường là hướng đi trái ngược với những gì các nhà đầu tư/cổ đông Tesla muốn ông thực hiện.

Cổ phiếu Tesla đỏ sàn sau khi ông Musk tuyên bố lập Đảng nước Mỹ

Israel thực hiện chiến dịch 'Cờ đen' đánh Houthi ở Yemen như đã đánh Iran

Israel đã phát động chiến dịch “Cờ đen” nhằm vào lực lượng Houthi tại Yemen sau nhiều tháng leo thang căng thẳng ở Biển Đỏ.

Israel thực hiện chiến dịch 'Cờ đen' đánh Houthi ở Yemen như đã đánh Iran

Người phụ nữ Úc cuối cùng cũng thừa nhận giết gia đình chồng bằng nấm độc

Tòa án bang Victoria (Úc) kết luận bà Erin Patterson giết 3 người, mưu sát 1 người bằng nấm độc trong bữa trưa hồi tháng 7-2023.

Người phụ nữ Úc cuối cùng cũng thừa nhận giết gia đình chồng bằng nấm độc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar