19/05/2023 08:36 GMT+7

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự hội nghị G7 mở rộng

Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã rời Hà Nội, lên đường dự hội nghị G7 mở rộng và làm việc tại Nhật Bản từ ngày 19 đến 21-5, theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự hội nghị G7 mở rộng - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính vẫy tay chào mọi người trước khi lên đường đến Nhật dự Hội nghị G7 mở rộng sáng 19-5 - Ảnh: DUY LINH

Tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến công tác có Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng. 

Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh, thứ trưởng các bộ Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường cùng Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu cũng đi cùng. 

Dự kiến sau khi đến Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ gặp gỡ đại diện cộng đồng kiều bào và lãnh đạo 3 hội hữu nghị Việt Nam tại Hiroshima.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng sẽ hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. Người đứng đầu Chính phủ sẽ tiếp doanh nghiệp Nhật Bản, dự lễ công bố đường bay mới của Vietjet từ Hà Nội/TP.HCM đến Hiroshima.

Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) gồm: Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada và Ý. Nhóm này sở hữu hơn một nửa giá trị tài sản thế giới, thường chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu. 

Hội nghị thượng đỉnh G7 được tổ chức hằng năm để trao đổi, giải quyết các vấn đề toàn cầu. Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G7. Ý tưởng được đưa ra vào năm 2000 khi Nhật Bản giữ ghế chủ tịch luân phiên.

Hội nghị G7 mở rộng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự tham dự và đóng góp của các nước đang phát triển. Đồng thời đẩy mạnh quan hệ G7 với các nước này trong giải quyết các thách thức toàn cầu.

Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay diễn ra từ ngày 19 đến 21-5 tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Trong đó hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng từ ngày 20 đến 21-5. 

Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng 2023 có sự tham gia của 8 quốc gia. 

Gồm Việt Nam, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Comoros, Quần đảo Cook và Úc.

Sáu tổ chức quốc tế gồm Liên Hiệp Quốc, Liên minh châu Âu, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế cũng được mời.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự hội nghị G7 mở rộng - Ảnh 3.

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio tiễn Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường công tác tại Nhật Bản - Ảnh: DUY LINH

Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự thượng đỉnh G7 mở rộng là rất có ý nghĩa. Chuyến đi trùng dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ song phương. Đây cũng là dịp Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lại Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.

Việt Nam đã ba lần được mời đến Hội nghị G7 mở rộng. Lần đầu tiên là vào năm 2016, cũng vào năm Nhật Bản giữ chức chủ tịch của nhóm. 

Đông Nam Á là khu vực duy nhất có hai nước được Nhật Bản mời năm nay. Việc mời Indonesia là điều dễ hiểu bởi nước này đang là chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2023.

Các quốc gia không phải là nước chủ tịch của một diễn đàn hoặc cơ chế hợp tác trong khu vực và trên thế giới được mời đến thượng đỉnh G7 mở rộng lần này ngoài Việt Nam chỉ có Brazil, Hàn Quốc và Úc. 

"Dựa trên ý nghĩa đó, tôi cho rằng các bạn đã phần nào hiểu được việc Nhật Bản vô cùng coi trọng quan hệ hợp tác với Việt Nam", Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio chia sẻ trước thềm chuyến đi.

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự 3 phiên thảo luận về các vấn đề quan trọng

Hội nghị G7 mở rộng sẽ thảo luận 3 chủ đề là:

- Hợp tác xử lý đa khủng hoảng (tập trung vấn đề lương thực, y tế, phát triển, bình đẳng giới).

- Nỗ lực chung vì một hành tinh bền vững (khí hậu, môi trường, năng lượng).

- Hướng tới một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng (các vấn đề hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế và hợp tác đa phương).

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự các phiên thảo luận về 3 chủ đề trên. Thủ tướng cũng sẽ có một số cuộc tiếp xúc với lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế bên lề hội nghị.

Thượng đỉnh G7 và tầm nhìn Nhật Bản

Sự xuất hiện của những khách mời đặc biệt cho thấy tham vọng của nước Nhật trong việc biến thượng đỉnh G7 thành một diễn đàn có tiếng nói trọng lượng trong các vấn đề toàn cầu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thái Lan lại rúng động vì sư trụ trì biển thủ hơn 233 tỉ đồng để đánh bạc

Sáng 15-5, Thái Lan chấn động khi lại phát hiện một sư trụ trì 69 tuổi biển thủ hơn 300 triệu baht (hơn 233 tỉ đồng) từ tiền công đức của chùa để đánh bạc trực tuyến.

Thái Lan lại rúng động vì sư trụ trì biển thủ hơn 233 tỉ đồng để đánh bạc

Ông Putin chỉ trích phán quyết về vụ bắn rơi máy bay MH17 của ICAO

Ngày 14-5, ông Putin đã chỉ trích cuộc điều tra của Liên hợp quốc về vụ máy bay mang số hiệu MH17 của Malaysia Airlines bị bắn rơi trên bầu trời Ukraine hôm 17-7-2014, khiến toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.

Ông Putin chỉ trích phán quyết về vụ bắn rơi máy bay MH17 của ICAO

Ông Zelensky và lãnh đạo các nước quyết đưa ông Putin đến bàn đàm phán

Trước thông tin danh sách tham gia đàm phán không có ông Putin, Tổng thống Zelensky và lãnh đạo các nước đã 'đồng thanh' kêu gọi ông xuất hiện, đồng thời khẳng định hòa bình không thể xây dựng từ khoảng cách.

Ông Zelensky và lãnh đạo các nước quyết đưa ông Putin đến bàn đàm phán

Phương Tây chỉ trích Nga gửi 'phái đoàn cấp thấp' đến đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ

Ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna nhận định việc ông Putin cử một phái đoàn cấp thấp tới Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán về cuộc chiến ở Ukraine '"giống như một cái tát vào mặt".

Phương Tây chỉ trích Nga gửi 'phái đoàn cấp thấp' đến đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ

Estonia: Chiến đấu cơ Su-35 của Nga vi phạm không phận NATO

Truyền thông Nga cho biết phía Nga đã điều chiếc Su-35 này đến Estonia để ngăn chặn việc bắt giữ một tàu chở dầu thuộc 'hạm đội bóng tối'.

Estonia: Chiến đấu cơ Su-35 của Nga vi phạm không phận NATO

Quân đội Indonesia tiêu diệt 18 tay súng ly khai trong chiến dịch tại Papua

Quân đội Indonesia thông báo đã giết chết 18 thành viên của nhóm vũ trang ly khai trong một chiến dịch ở vùng núi Papua, khu vực thường xuyên xảy ra xung đột giữa quân đội và lực lượng đòi độc lập.

Quân đội Indonesia tiêu diệt 18 tay súng ly khai trong chiến dịch tại Papua
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar