04/02/2024 08:58 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bộ ngành phân cấp quyền cho TP.HCM, xin cho dễ sinh tiêu cực

Kết luận tại buổi làm việc về nghị quyết 98 (ngày 3-2), Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định những quyền của Thủ tướng ông sẽ phân cấp hết cho TP.HCM.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp về nghị quyết 98, sáng 3-2 - Ảnh: HỮU HẠNH

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp về nghị quyết 98, sáng 3-2 - Ảnh: HỮU HẠNH

Ông cũng đề nghị các bộ ngành phân cấp hết cho TP.HCM. Bộ nào còn ý kiến không phân cấp thì cần làm rõ nguyên nhân.

Thủ tướng cũng thẳng thắn: "Cơ chế xin cho tạo môi trường phát sinh tiêu cực. Cứ xin xin, cho cho rồi lại thanh tra, kiểm tra, điều tra, rồi lại mất cán bộ". Biết là vậy nhưng đâu phải dễ để cơ quan, đơn vị nào đó có quyền lại chịu trao quyền.

Ngày 10-1, UBND TP.HCM đã tổ chức hội nghị nghiên cứu về dự thảo nghị định của Chính phủ phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực cho TP.HCM.

Trong khoảng 20 chuyên gia nêu ý kiến tại hội nghị, đa phần đều bày tỏ quan ngại việc thực thi nghị quyết khi được ban hành sẽ không hiệu quả.

Thậm chí có người còn cho rằng sẽ "không có ý nghĩa" nếu việc phân cấp không triệt để.

Nếu phân cấp, ủy quyền nhưng khi thực hiện các nội dung công việc, TP.HCM phải xin và chờ ý kiến các bộ, ngành trước khi quyết sẽ mất cơ hội cho TP.HCM trong thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù.

Thất bại từ việc thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù trong nghị quyết 54 trước đó là dẫn chứng cụ thể nhất của việc thất bại chính sách dù trung ương đã cho TP.HCM cơ chế, chính sách đột phá.

Cơ chế cho phép ngân sách TP được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất để đầu tư hạ tầng kinh tế, xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của TP nghe rất hấp dẫn, có lợi cho TP.

Nhưng muốn bán tài sản công phải qua đủ thủ tục xin phép ý kiến bộ, ngành. Và vì thế, một số cơ chế, chính sách cũng "chết yểu" với tình trạng tương tự.

Bất cập, hạn chế của việc phân cấp không triệt để rất dễ nhìn thấy. Nhưng các chuyên gia cũng thẳng thắn bày tỏ sự lo ngại và băn khoăn "liệu các bộ, cơ quan ngang bộ có chịu trao quyền, phân cấp lại cho TP?".

Ngay cả TP.HCM, dù kỳ vọng có cơ chế phân cấp phân quyền rõ ràng, triệt để, minh bạch về thẩm quyền hơn trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước như liên quan về kinh tế, đất đai, quy hoạch, xây dựng, nhà ở, môi trường..., nhưng khi đề xuất cũng dè dặt, dò ý.

Tại hội nghị còn có chuyên gia đưa ra giải pháp trung dung, cân bằng quyền lợi nhằm mong nhận được sự đồng thuận của các bộ, cơ quan ngang bộ. Tình cảnh như vậy mới thấy "nút thắt" phân cấp phân quyền sẽ khó tháo nếu các bộ, cơ quan ngang bộ không có tư duy "phân cấp hết" như Thủ tướng.

Việc phân cấp, phân quyền triệt để như vậy chưa phải là yếu tố quyết định tất cả thành công của việc thực hiện các cơ chế, chính sách đột phá bởi còn phụ thuộc vào năng lực thực thi của TP.HCM khi được phân cấp, ủy quyền. Nhưng nếu không phân cấp triệt để, chắc chắn sẽ mất cơ hội để TP thực hiện các cơ chế, chính sách đột phá.

Từ chỉ đạo, yêu cầu của Thủ tướng, hy vọng sẽ có sự thay đổi về tư duy và việc phân cấp cho TP.HCM sẽ được triệt để, bảo đảm sự chủ động và tự quyết cho chính quyền TP.HCM.

Phân cấp như vậy cũng sẽ bỏ cơ chế "quyền anh, quyền tôi", "xin cho" dễ sinh tiêu cực, mất cán bộ như cảnh báo của Thủ tướng.

Thủ tướng sẽ đề xuất thêm một phó chủ tịch TP.HCM theo dõi nghị quyết 98

Thủ tướng cho biết sẽ trao đổi với Thường trực Ban Bí thư về đề xuất thêm một phó chủ tịch UBND TP.HCM phụ trách việc thực hiện nghị quyết 98.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khi trụ sở phường xa hơn

Các thủ tục hành chính, giấy tờ đã giảm thiểu và số hóa nhiều, cũng không mấy khi có việc phải trực tiếp lên phường làm gì nữa.

Khi trụ sở phường xa hơn

Xá lợi của Đức Phật

Những ngày này, nhiều nơi đang rộn ràng lễ rước và chiêm bái xá lợi Phật - một hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Xá lợi của Đức Phật

Nộp viện phí lúc nào?

Rất cần có những chính sách hỗ trợ tích cực cho bệnh viện công, nhất là khi đã có chủ trương miễn viện phí trong những năm sau 2030.

Nộp viện phí lúc nào?

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Những diễn biến gần đây về chất lượng vệ sinh thực phẩm cho thấy lỗ hổng trong quản lý đã lộ ra, thực phẩm bẩn, giả xuất hiện nhiều hơn.

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Đại lễ Vesak năm nay ở Việt Nam thật đặc biệt. Đây là đại lễ Vesak lần thứ tư mà Việt Nam được chọn làm nơi đăng cai.

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Thiết kế lại 'bản thiết kế thể chế'

Việc thành lập ủy ban sửa đổi Hiến pháp là bước đi đúng đắn, có tính chiến lược. Vấn đề còn lại là phải có một tầm nhìn cải cách rõ ràng, lộ trình chặt chẽ và sự đồng thuận chính trị cao.

Thiết kế lại 'bản thiết kế thể chế'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar