27/10/2018 09:49 GMT+7

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thăm Trung Quốc: Nỗ lực cân bằng quan hệ

DUY LINH
DUY LINH

TTO - Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe được đánh giá là một phần trong chiến lược đối ngoại cân bằng của Tokyo giữa Bắc Kinh và Washington.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thăm Trung Quốc: Nỗ lực cân bằng quan hệ - Ảnh 1.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đón tiếp người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh ngày 26-10 - Ảnh: Reuters

Lãnh đạo Nhật Bản và Trung Quốc ngày 26-10 đã cùng trịnh trọng tuyên bố thúc đẩy quan hệ chặt chẽ hơn nữa giữa hai nước, nhấn mạnh cả hai quốc gia đang cùng đứng tại "bước ngoặt lịch sử" trong quan hệ. 

Hàng loạt thỏa thuận đã được ký, trong đó có một hiệp định hoán đổi tiền tệ trị giá 30 tỉ USD, trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ ngày càng gia tăng.

Từ cạnh tranh đến cùng tồn tại, mối quan hệ song phương giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã bước vào giai đoạn mới. Tay trong tay với Thủ tướng Lý, tôi cam kết sẽ thúc đẩy quan hệ giữa chúng ta tiến về phía trước.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Xác lập vị thế

Chính Thủ tướng Nhật Abe, chứ không phải Tổng thống Mỹ Donald Trump, là người đưa ra sáng kiến về một khu vực Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương rộng mở. 

Cách đây một tháng, trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ông Abe đã nhấn mạnh: "Trong 3 năm tới, tôi sẽ nỗ lực hết sức để tăng cường hệ thống thương mại tự do. Tôi cũng sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để xóa bỏ cấu trúc hậu chiến ở Đông Bắc Á".

Nhà lãnh đạo Nhật Bản khi đó khẳng định trách nhiệm của Tokyo là rất to lớn, với tư cách là nước đã được hưởng lợi rất nhiều từ hệ thống thương mại tự do. 

"Nếu Nhật Bản không duy trì và hỗ trợ hệ thống đó, chúng ta có thể trông chờ vào ai nữa?" - ông Abe nói.

Chuyến thăm Trung Quốc lần này được xem là cách để hiện thực hóa "những sứ mệnh" mà ông Abe đã tuyên bố. 

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sau cuộc gặp ngày 26-10 với ông Abe đã thể hiện sự hài lòng, khi cả hai cùng đồng ý về việc thúc đẩy các cuộc đàm phán thuộc khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực và khu vực thương mại tự do Nhật Bản - Hàn Quốc - Trung Quốc.

500 thỏa thuận trị giá 18 tỉ USD đã được ký giữa các công ty hai nước trong thời gian diễn ra chuyến thăm. 

Nhưng đáng chú ý nhất là hiệp định hoán đổi tiền tệ trị giá 30 tỉ USD giữa Nhật Bản và Trung Quốc có hiệu lực tới năm 2021. 

Hiệp định này lần đầu được ký vào năm 2002, nhưng chấm dứt vào năm 2013 khi căng thẳng giữa hai nước gia tăng vì tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Đi dây

Trong thời điểm những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang, người Nhật đã chọn cách đứng một chân cùng Washington. 

Một mặt, Tokyo giữ quan hệ đồng minh với Mỹ thông qua việc thúc đẩy mạng lưới các quốc gia đồng minh và thân thiện như Úc, Ấn Độ, Anh và Pháp để kiềm chế Trung Quốc. 

Mặt khác, Nhật Bản lại nỗ lực hàn gắn quan hệ với Trung Quốc thông qua thúc đẩy hợp tác kinh tế, giảm nghi kỵ chiến lược và đề ra các cơ chế ngăn chặn xung đột trên biển Hoa Đông.

Chuyến thăm Trung Quốc lần này của ông Abe, chuyến thăm chính thức đầu tiên của một lãnh đạo Nhật kể từ năm 2011, diễn ra trong bối cảnh và những toan tính như vậy. 

Những bộ óc ở Bắc Kinh đủ lớn để nhận thấy điều đó, nhưng không còn thời điểm nào tốt hơn để dập tắt những ý kiến phản đối việc cải thiện quan hệ với Tokyo. 

Rã băng quan hệ chính trị và hợp tác chặt chẽ hơn với Nhật Bản trong các ngành thương mại, đầu tư, tài chính, công nghệ cao là rất quan trọng để Trung Quốc hồi phục nền kinh tế, sau những tổn thất đã thấy và chưa thể dự đoán trong cuộc chiến thương mại do Mỹ phát động.

"Đưa được Nhật Bản vào sáng kiến Vành đai, con đường (BRI) sẽ là thành công mang tính biểu tượng của Trung Quốc. Bắc Kinh cũng tin rằng bằng cách cải thiện quan hệ với Tokyo, họ sẽ khiến quan hệ Mỹ - Nhật bước vào giai đoạn gập ghềnh" - Rumi Aoyama, giám đốc Học viện Nghiên cứu Trung Quốc đương đại Waseda, viết trên trang East Asia Forum.

Tokyo chắc chắn không là một phần của BRI và đã chọn cách đi vòng bằng việc thảo luận với Bắc Kinh về khả năng hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng "tại các nước thứ ba" - thực chất là các nước thuộc BRI.

Câu hỏi đặt ra lúc này là chính quyền Trump sẽ làm gì trước mối quan hệ đang ấm lên giữa Nhật Bản và Trung Quốc? Câu trả lời chắc chắn định hình chính sách đối ngoại trong tương lai của Nhật Bản.

Các hiệp định hoán đổi tiền tệ song phương, không giống như các biện pháp giảm thiểu cán cân thanh toán và khủng hoảng thanh khoản, chủ yếu nhằm tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư.

Hiệp định mới sẽ giúp các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp cận thị trường Trung Quốc và nhận được các khoản vay với lãi suất ưu đãi thấp.

Trong khi đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc dự định sử dụng hoán đổi tiền tệ như một công cụ quan trọng để quốc tế hóa đồng nhân dân tệ.

TTO - Thủ tướng Nhât Bản Shinzo Abe nhấn mạnh Nhật Bản và Trung Quốc là hàng xóm láng giềng, là đối tác của nhau và sẽ không bao giờ trở thành mối đe dọa lẫn nhau trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc đầu tiên sau 7 năm.

DUY LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump: Tôi rất ngạc nhiên khi công chúng không được thông báo sớm về bệnh ung thư của ông Biden

Ông Trump cho rằng phải mất thời gian thì căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt của ông Biden mới đến giai đoạn nặng, và 'ngạc nhiên khi công chúng không được thông báo sớm hơn' về tình trạng của cựu tổng thống.

Ông Trump: Tôi rất ngạc nhiên khi công chúng không được thông báo sớm về bệnh ung thư của ông Biden

Điện đàm hơn 2 tiếng, ông Trump và ông Putin đã thảo luận những gì?

Nga hé lộ mở đầu điện đàm, ông Putin đã chúc mừng ông Trump đón đứa cháu thứ 11. Tổng thống Nga khẳng định vai trò của ông Trump, nhấn mạnh Nga sẵn sàng làm việc với Ukraine về bản ghi nhớ cho hiệp ước hòa bình.

Điện đàm hơn 2 tiếng, ông Trump và ông Putin đã thảo luận những gì?

Hậu điện đàm Trump - Putin, ông Zelensky khẳng định không rút quân khỏi 4 vùng Nga sáp nhập

Ông Zelensky khẳng định sẽ không rút quân khỏi 4 vùng phía đông Ukraine mà Nga sáp nhập, đề nghị được nêu quan điểm về bản ghi nhớ hòa bình với Nga, đồng thời tuyên bố EU sẽ áp thêm trừng phạt lên Nga.

Hậu điện đàm Trump - Putin, ông Zelensky khẳng định không rút quân khỏi 4 vùng Nga sáp nhập

Tin tức thế giới 20-5: Tuyên bố của ông Putin và ông Trump sau điện đàm về Ukraine

Ông Trump nói Nga và Ukraine sẽ bắt đầu đàm phán ngừng bắn "ngay lập tức"; Ông Putin khẳng định Nga sẵn sàng làm việc với Ukraine.

Tin tức thế giới 20-5: Tuyên bố của ông Putin và ông Trump sau điện đàm về Ukraine

Ông Trump gọi ông Zelensky trước, điện đàm với ông Putin sau

Cuộc điện đàm giữa ông Trump và ông Putin bắt đầu trễ hơn dự kiến, ngay sau khi nhà lãnh đạo Mỹ kết thúc cuộc gọi với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Ông Trump gọi ông Zelensky trước, điện đàm với ông Putin sau

Ông Trump mời Giáo hoàng Leo XIV về thăm quê

Ông Trump đã chuyển thư mời Giáo hoàng Leo XIV thăm Mỹ, cũng là nơi ông được sinh ra. Tuy nhiên, chuyến thăm có thể sẽ khó diễn ra sớm.

Ông Trump mời Giáo hoàng Leo XIV về thăm quê
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar