06/08/2023 12:54 GMT+7

Thủ tướng Nhật quan ngại về mối đe dọa hạt nhân từ Nga

Tại lễ tưởng niệm 78 năm vụ Mỹ ném bom hạt nhân xuống Hiroshima, Thủ tướng Kishida Fumio bày tỏ lo ngại khi quốc tế đang chia rẽ sâu sắc về giải trừ hạt nhân và mối đe dọa hạt nhân từ Nga.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio có bài phát biểu tại lễ tưởng niệm 78 năm thảm họa bom hạt nhân ở Hiroshima, ảnh chụp ngày 6-8 - Ảnh: MAINICHI

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio có bài phát biểu tại lễ tưởng niệm 78 năm thảm họa bom hạt nhân ở Hiroshima, ảnh chụp ngày 6-8 - Ảnh: MAINICHI

Ngày 6-8, Nhật Bản tổ chức lễ tưởng niệm 78 năm thảm họa hạt nhân khi Mỹ ném quả bom nguyên tử Little Boy xuống thành phố Hiroshima.

Lễ tưởng niệm bắt đầu vào đúng 8h15 sáng 6-8. Chính thời khắc này trong năm 1945, quả bom nguyên tử đầu tiên trong Thế chiến II đã được thả xuống thành phố Hiroshima, khiến khoảng 140.000 người thiệt mạng. 

Nhật Bản tưởng niệm 78 năm Mỹ ném quả bom nguyên tử xuống Hiroshima

Ba ngày sau đó (9-8-1945), Mỹ ném quả bom nguyên tử thứ hai có tên "Fat Man" xuống thành phố Nagasaki, khiến 74.000 người chết. 

Hàng nghìn người, chủ yếu là những người đã sống sót, người thân và các quan chức từ 111 nước đã tham dự lễ tưởng niệm. Họ cầu nguyện cho những nạn nhân của thảm họa, đồng thời gửi đi thông điệp kêu gọi hòa bình cho thế giới.

Phút mặc niệm cho các nạn nhân trong vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima - Ảnh: AFP

Phút mặc niệm cho các nạn nhân trong vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima - Ảnh: AFP

"Nhật Bản, quốc gia duy nhất từng hứng chịu bom nguyên tử trong chiến tranh, sẽ tiếp tục nỗ lực hướng tới một thế giới không có hạt nhân" - Thủ tướng Kishida Fumio phát biểu tại buổi lễ tưởng niệm ở Hiroshima vào ngày 6-8. 

Tuy nhiên, ông Kishida cho rằng việc hướng đến một thế giới không có hạt nhân "đang trở nên khó khăn vì sự chia rẽ ngày càng sâu sắc trong cộng đồng quốc tế về việc giải trừ hạt nhân và mối đe dọa hạt nhân từ Nga".

Vì vậy, thủ tướng Nhật Bản kêu gọi khôi phục động lực quốc tế hướng tới hiện thực hóa thế giới không có hạt nhân.

Thủ tướng Kishida - người có gia đình ở Hiroshima - nhấn mạnh sự tàn phá do vũ khí hạt nhân gây ra cho Hiroshima và Nagasaki "không bao giờ được phép lặp lại".

Trước đó, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cũng nêu thông điệp tương tự dịp tưởng niệm thảm họa hạt nhân ở Hiroshima.

"Một số quốc gia đang liều lĩnh vung thanh kiếm hạt nhân một lần nữa, đe dọa sử dụng những công cụ hủy diệt này. Cộng đồng toàn cầu phải cùng nhau lên tiếng. Mọi hành vi sử dụng vũ khí hạt nhân đều không thể được chấp nhận" - ông Guterres nhấn mạnh. 

Theo AFP, đây là năm thứ hai liên tiếp Nhật Bản không mời Nga và Belarus tham dự buổi lễ vì cuộc xung đột đang diễn ra tại Ukraine.

Hồi tháng 5-2023, Nhật Bản cũng chọn Hiroshima làm nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G7. Thủ tướng Kishida đã nỗ lực đưa vấn đề giải trừ hạt nhân lên chương trình nghị sự. Ông cũng đưa các lãnh đạo G7 đến đài tưởng niệm và bảo tàng ở Công viên tưởng niệm hòa bình tại thành phố này.

Một số hình ảnh khác trong lễ tưởng niệm ngày 6-8:

Thị trưởng thành phố Hiroshima, ông Matsui Kazumi (bìa phải) và đại diện gia đình nạn nhân lưu giữ cuốn sổ ghi lại tên các nạn nhân trong thảm họa bom nguyên tử năm 1945 - Ảnh: AFP

Thị trưởng thành phố Hiroshima, ông Matsui Kazumi (bìa phải) và đại diện gia đình nạn nhân lưu giữ cuốn sổ ghi lại tên các nạn nhân trong thảm họa bom nguyên tử năm 1945 - Ảnh: AFP

Hai quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật Bản trong Thế chiến II làm thiệt mạng khoảng 140.000 người ở Hiroshima và 74.000 người ở Nagasaki - Ảnh: AFP

Hai quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật Bản trong Thế chiến II làm thiệt mạng khoảng 140.000 người ở Hiroshima và 74.000 người ở Nagasaki - Ảnh: AFP

Hàng nghìn người đã đến cầu nguyện cho những nạn nhân tại Công viên tưởng niệm hòa bình ở Hiroshima - Ảnh: AFP

Hàng nghìn người đã đến cầu nguyện cho những nạn nhân tại Công viên tưởng niệm hòa bình ở Hiroshima - Ảnh: AFP

Các em học sinh Nhật Bản dâng hoa tưởng niệm các nạn nhân trong thảm họa - Ảnh: AFP

Các em học sinh Nhật Bản dâng hoa tưởng niệm các nạn nhân trong thảm họa - Ảnh: AFP

Nga dọa hạt nhân và mở cửa đàm phán

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định không từ chối đàm phán hòa bình với Ukraine. Nhưng đồng thời, Matxcơva đặt ra lằn ranh đỏ về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mỹ và Saudi Arabia ký thỏa thuận vũ khí lớn nhất lịch sử, gần 142 tỉ USD

Ngày 13-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thái tử kiêm Thủ tướng Saudi Arabia Mohammed bin Salman đã ký kết thỏa thuận quốc phòng khổng lồ mà Nhà Trắng gọi là thỏa thuận lớn nhất trong lịch sử, trị giá gần 142 tỉ USD.

Mỹ và Saudi Arabia ký thỏa thuận vũ khí lớn nhất lịch sử, gần 142 tỉ USD

Phương Tây dọa siết trừng phạt, ông Putin nói Nga có thể tự cung tự cấp

Hôm 13-5, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng những ai áp dụng các lệnh trừng phạt chống lại Nga là kẻ ngốc, vì những biện pháp này sẽ gây tổn hại cho chính họ hơn là cho Matxcơva.

Phương Tây dọa siết trừng phạt, ông Putin nói Nga có thể tự cung tự cấp

Ông Zelensky: Ông Putin không muốn đàm phán và kết thúc chiến tranh

Phát biểu ngày 13-5, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông tin rằng ông Putin không muốn có bất kỳ cuộc đàm phán nào nhằm chấm dứt chiến sự đã bước sang năm thứ ba giữa hai nước.

Ông Zelensky: Ông Putin không muốn đàm phán và kết thúc chiến tranh

Kiev: Matxcơva không có thiện chí nếu ông Putin không dự đàm phán Nga - Ukraine

Ngày 13-5, Kiev cho rằng sẽ là 'dấu hiệu rõ ràng' chứng minh Tổng thống Nga Vladimir Putin không nghiêm túc với hòa bình nếu ông không tham dự đàm phán Nga - Ukraine sắp tới tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Kiev: Matxcơva không có thiện chí nếu ông Putin không dự đàm phán Nga - Ukraine

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Một nghiên cứu mới công bố cho thấy vũ trụ có thể hoàn toàn chìm vào bóng tối trong khoảng 10⁷⁸ năm tới, sớm hơn hàng nghìn lần so với ước tính trước đây.

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Ông Bessent dùng đường minh họa fentanyl, Bắc Kinh nói ma túy là 'chuyện của riêng Mỹ'

Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định kiểm soát ma túy tại Mỹ là trách nhiệm của riêng Washington, nhấn mạnh việc đánh thuế Trung Quốc vì vấn đề này là bất hợp lý.

Ông Bessent dùng đường minh họa fentanyl, Bắc Kinh nói ma túy là 'chuyện của riêng Mỹ'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar