22/06/2019 21:21 GMT+7

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Biển Đông còn phức tạp, ngư dân còn bị 'va chạm' nhiều

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh trên báo Thái rằng các hành động "đơn phương trái phép, bồi đắp đất thay đổi nguyên trạng, quân sự hóa, va chạm gây nguy hiểm cho ngư dân… thực sự đáng quan ngại".

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Biển Đông còn phức tạp, ngư dân còn bị va chạm nhiều - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên toàn thể hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 34 ở Bangkok, Thái Lan - Ảnh: TTXVN

Bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN đang diễn ra tại Thái Lan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc hội kiến với lãnh đạo Thái Lan, Singapore, Indonesia và trả lời phỏng vấn báo chí địa phương.

Trả lời câu hỏi của báo The Nation ngày 22-6 về quan điểm của Việt Nam với các vấn đề an ninh khu vực, trong đó có Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: "Duy trì môi trường hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững, thịnh vượng của các quốc gia".

"Quan điểm của Việt Nam là các vấn đề an ninh phải được xử lý thỏa đáng bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, không để leo thang thành điểm nóng xung đột và đe dọa hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung của khu vực", người đứng đầu chính phủ Việt Nam nhấn mạnh.

Theo Thủ tướng, thời gian qua ASEAN đã đóng góp nhiều nỗ lực để giải quyết các vấn đề an ninh của khu vực trong đó có các vấn đề Biển Đông, vấn đề người thiểu số Rohingya ở Myanmar, phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia.

Riêng vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định dù đã có những tiến triển tích cực bước đầu trong quá trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc, "tình hình trên thực địa vẫn còn phức tạp".

"Những hoạt động đơn phương trái pháp luật, bồi đắp đất thay đổi nguyên trạng, quân sự hóa, va chạm gây nguy hiểm cho ngư dân… thực sự đáng quan ngại, gây xói mòn lòng tin, không có lợi cho nỗ lực đối thoại và duy trì hòa bình ổn định ở khu vực.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Biển Đông còn phức tạp, ngư dân còn bị va chạm nhiều - Ảnh 2.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên toàn thể hội nghị cấp cao ASEAN - Ảnh: AFP

Trong tình hình đó, ASEAN cần kiên định lập trường nguyên tắc về Biển Đông, theo đó các bên cần kiềm chế, không có hành động làm phức tạp tình hình, không quân sự hóa, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nỗ lực xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp pháp luật quốc tế và được cộng đồng quốc tế ủng hộ", thủ tướng Việt Nam nêu giải pháp.

Về mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Thái Lan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng dư địa và tiềm năng hợp tác vẫn còn rất lớn. Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cho rằng hai quốc gia cần phát huy tối đa các điểm tương đồng về văn hóa, tôn giáo, địa - kinh tế để đẩy mạnh phối hợp chiến lược phát triển quốc gia phù hợp với ưu tiên của mỗi nước.

Thủ tướng khẳng định "hợp tác văn hóa, thể thao, du lịch, và giao lưu nhân dân" đều có thể trở thành những trụ cột trong quan hệ song phương giữa hai nước.

Vụ "va chạm" giữa tàu Trung Quốc và tàu cá Philippines ngày 9-6 ở Bãi Cỏ Rong trên Biển Đông dự kiến sẽ được đưa ra thảo luận trong cuộc họp cấp cao của các nhà lãnh đạo ASEAN vào ngày mai 23-6.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan, trong cuộc họp chiều 22-6, các ngoại trưởng ASEAN đã thảo luận về các thuật ngữ còn vướng mắc trong COC. Dự kiến dự thảo toàn văn đầu tiên sẽ có trước cuối năm nay.

BẢO DUY
Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Tin cùng chuyên mục

ASEAN đừng quên thương mại nội khối

Dù mức thuế quan cao của Mỹ đang được hoãn áp dụng trong 90 ngày, nền kinh tế khu vực ASEAN được dự báo sẽ gặp nhiều biến động tiêu cực trong năm nay. ASEAN được khuyên tích cực đàm phán với Mỹ, đồng thời tăng cường đối thoại nội khối.

ASEAN đừng quên thương mại nội khối

Chương mới hợp tác Việt Nam - Thái Lan

Ngày 16-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã cùng công bố với báo chí việc chính thức nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Chương mới hợp tác Việt Nam - Thái Lan

Israel tấn công quy mô lớn 'bắt đầu chinh phục' Dải Gaza

Quân đội Israel muốn 'chinh phục' Gaza, đẩy dân thường Palestine về phía nam Dải Gaza, tấn công Hamas và ngăn chặn phong trào này kiểm soát nguồn cung cấp viện trợ nhân đạo vào Gaza.

Israel tấn công quy mô lớn 'bắt đầu chinh phục' Dải Gaza

Hậu đàm phán Istanbul: Nga nói nếu Kiev không theo phương Tây, chiến sự chấm dứt từ lâu

Trưởng đoàn đàm phán Nga nói rằng chiến sự Ukraine có thể đã kết thúc rất nhanh chóng nếu Kiev chọn cách đàm phán ngay từ đầu, thay vì nghe theo phương Tây và chống lại Nga.

Hậu đàm phán Istanbul: Nga nói nếu Kiev không theo phương Tây, chiến sự chấm dứt từ lâu

Tin tức thế giới 17-5: Israel lại tấn công quy mô lớn vào Gaza; Kết quả đàm phán Nga - Ukraine

Ông Trump giận dữ với Tòa án Tối cao Mỹ vì ngăn chặn nỗ lực trục xuất người; Tỉ phú Thái Lan ra trình diện do tòa nhà sập trong động đất.

Tin tức thế giới 17-5: Israel lại tấn công quy mô lớn vào Gaza; Kết quả đàm phán Nga - Ukraine

Công tố viên Tòa hình sự quốc tế tạm rời chức giữa bê bối quấy rối tình dục

Ông Karim Khan, công tố viên trưởng của Tòa hình sự quốc tế (ICC), sẽ tạm nghỉ trong khi chờ kết luận cuộc điều tra nội bộ về cáo buộc quấy rối tình dục.

Công tố viên Tòa hình sự quốc tế tạm rời chức giữa bê bối quấy rối tình dục