08/12/2021 06:31 GMT+7

Thủ tướng Kishida Fumio: Nhật sẽ không loại trừ 'năng lực tấn công vào căn cứ đối phương'

DUY LINH
DUY LINH

TTO - Phát biểu trước Quốc hội Nhật ngày 6-12, Thủ tướng Kishida Fumio tuyên bố Nhật sẽ không loại trừ "năng lực tấn công vào căn cứ đối phương" để bảo vệ đất nước. Phải chăng người Nhật đang muốn rũ bỏ chiếc áo phòng vệ?

Thủ tướng Kishida Fumio: Nhật sẽ không loại trừ năng lực tấn công vào căn cứ đối phương - Ảnh 1.

Tàu khu trục JDS Kirishima của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản phóng tên lửa SM-3 đánh chặn tên lửa đạn đạo trong cuộc tập trận năm 2010 chung với Mỹ - Ảnh (tư liệu): HẢI QUÂN MỸ

Năng lực tấn công của Nhật giúp nước này có lợi về quân sự nhưng gặp khó khăn về chính trị và ngoại giao. Sẽ cần có một thủ tướng tận tụy và quyền lực để thuyết phục người dân chấp nhận sự mở rộng đáng kể này thời hậu chiến.

Nhà nghiên cứu Bruce Klingner thuộc Quỹ Heritage (Mỹ), bình luận về việc Nhật muốn sở hữu năng lực tấn công.

Việc Nhật sở hữu năng lực tấn công sẽ đánh dấu sự thay đổi lớn nhất đối với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) - lực lượng trước nay đóng vai trò "tấm chắn", còn quân đội Mỹ là "cây thương", trong liên minh Mỹ - Nhật.

Nâng tầm bắn tên lửa lên 1.000km

Thủ tướng Kishida cam kết trong vòng 1 năm, chính phủ của ông sẽ hoàn tất 3 tài liệu về chính sách an ninh quốc gia: Chiến lược an ninh quốc gia, Định hướng chương trình quốc phòng và Chương trình phòng thủ trung hạn.

Báo Nikkei Asia tiết lộ Nhật Bản đang có kế hoạch nâng cấp các tên lửa hành trình đủ sức đánh trúng mục tiêu cách ít nhất 1.000km. Tên lửa Nhật Bản hiện chỉ có khả năng bắn mục tiêu trong khoảng cách 100 - 200km từ điểm phóng. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đặt mục tiêu triển khai các tên lửa như vậy vào nửa cuối thập niên này. Các tên lửa do Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi phát triển có thể bắn từ bệ phóng trên đất liền, từ máy bay chiến đấu và tàu chiến. Nguyên mẫu phiên bản phóng từ mặt đất bắt đầu các thử nghiệm trong tài khóa 2021 và thử nghiệm các nguyên mẫu phóng từ tàu chiến, máy bay chiến đấu trong tài khóa tiếp theo. Tổng chi phí dự kiến khoảng 100 tỉ yên (880 triệu USD).

Giới chức Tokyo lập luận họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cường năng lực tấn công của đất nước. "Khi các nước láng giềng phát triển tên lửa, Nhật Bản cũng cần phải tăng cường năng lực răn đe" - một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Nhật Bản nói với Nikkei Asia. Đến nay Tokyo vẫn dựa trên giả thuyết lực lượng của họ có thể bắn hạ tên lửa đang bay tới. Tuy nhiên chính phủ đang dần thay đổi chiến lược đó khi công nghệ quân sự ngày càng phát triển và các tên lửa thông thường của Nhật đang trở nên lạc hậu.

Động lực của Nhật

Các nước láng giềng như Trung Quốc và Hàn Quốc có thể không hài lòng với kế hoạch của Nhật Bản, dù họ liên tục đạt được các bước tiến trong chương trình tên lửa của mình. Triều Tiên cũng khiến người Nhật lo lắng vì chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Theo Nikkei Asia, hiện đang có luồng ý kiến trong Chính phủ Nhật cho rằng Triều Tiên có khả năng phát động tấn công Tokyo nếu Bình Nhưỡng tin rằng Washington sẽ không đánh trả.

Các chính trị gia Nhật đã từng theo dõi sát vụ Triều Tiên pháo kích đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc hồi năm 2010, song không phải để đánh giá năng lực quân sự hai bên liên quan mà là theo dõi phản ứng của Mỹ.

Theo hồi ký của ông Robert Gates, lúc đó đang là bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Nhà Trắng đã thuyết phục Hàn Quốc không công kích hoặc bắn phá Triều Tiên để trả đũa. Điều này làm dấy lên những lo ngại ở Nhật trong hơn 10 năm qua về khả năng sẵn sàng hỗ trợ của đồng minh Mỹ.

"Răn đe làm tăng rào cản, ngăn chặn leo thang thành chiến tranh. Răn đe yếu kém sẽ hạ thấp những rào cản này và khiến các nước khác nảy sinh ý muốn sử dụng vũ lực. Năng lực răn đe bao gồm cả năng lực tấn công và phản công" - cựu thủ tướng Abe Shinzo, người hiện vẫn giữ quyền lực lớn trong Đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền, nêu quan điểm trong một cuộc phỏng vấn đầu tháng này. Ông Abe, người được cho là đứng sau sự vươn lên thành công của ông Kishida, cho rằng khi nói đến "năng lực tấn công" không nhất thiết phải nhắm vào căn cứ đối phương.

"Việc dựa hoàn toàn vào năng lực tấn công của Mỹ để tạo răn đe sẽ dẫn đến nguy cơ các nước nghĩ rằng Mỹ có thể không trả đũa nếu họ tấn công Nhật Bản. Một khi Tokyo và Washington cùng có năng lực tấn công, hai nước sẽ tạo ra lực lượng răn đe vững chắc" - ông Abe lập luận.

Nhật Bản xếp thứ 5 toàn cầu về sức mạnh quân sự tổng thể sau Mỹ, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ. Riêng ngân sách quốc phòng Nhật đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng gồm 140 quốc gia năm 2021 của trang Global Firepower. Chính quyền Thủ tướng Kishida đặt mục tiêu tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng, lên mức 2% GDP, cho hàng loạt vũ khí mới.

Ông Abe: Mỹ, Nhật sẽ không ngồi yên nhìn Trung Quốc tấn công Đài Loan

TTO - Ngày 1-12, cựu thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo cảnh báo Mỹ và Nhật sẽ không thể khoanh tay đứng nhìn nếu Bắc Kinh tấn công Đài Loan và các nhà lãnh đạo Trung Quốc cần hiểu điều này.

DUY LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ảnh ghép ông Obama cúi đầu trước Đại giáo chủ Khamenei lan truyền trên mạng

Hình ảnh ông Obama cúi đầu trước lãnh tụ tối cao Iran lan truyền để so sánh với chính sách hiện tại, nhưng AFP xác minh đây là ảnh giả.

Ảnh ghép ông Obama cúi đầu trước Đại giáo chủ Khamenei lan truyền trên mạng

Ông Trump đến thăm 'nhà tù cá sấu'

Ngày 1-7, ông Trump thăm trung tâm giam giữ người nhập cư mới ở Florida và đùa rằng cá sấu ở đây "sẽ làm quản ngục".

Ông Trump đến thăm 'nhà tù cá sấu'

Sàn Shein và Temu của Trung Quốc sụt mạnh tại Mỹ, lấn tới ở châu Âu

Bị siết tại Mỹ, Temu và Shein mất triệu người dùng, nhưng lại tăng mạnh ở Pháp, Đức, Tây Ban Nha.

Sàn Shein và Temu của Trung Quốc sụt mạnh tại Mỹ, lấn tới ở châu Âu

Nhiều video ‘Iran di dời cơ sở hạt nhân trước khi Mỹ tấn công’ là giả

Hãng tin AFP xác minh các video lan truyền nói Iran di dời cơ sở hạt nhân trước vụ Mỹ không kích là giả, do AI tạo ra.

Nhiều video ‘Iran di dời cơ sở hạt nhân trước khi Mỹ tấn công’ là giả

Có thật luật mới ở Mỹ giúp ai cũng được thẻ xanh sau 7 năm cư trú?

Video lan truyền trên TikTok gây xôn xao vì nói Mỹ ban hành luật cho phép nhập cư trên 7 năm được xin thẻ xanh nhanh chóng.

Có thật luật mới ở Mỹ giúp ai cũng được thẻ xanh sau 7 năm cư trú?

Ông Hun Manet: Campuchia không can thiệp nội bộ nước khác

Thủ tướng Campuchia khẳng định nước này không can thiệp và đang chờ đối thoại với Thái Lan để giải quyết vấn đề biên giới.

Ông Hun Manet: Campuchia không can thiệp nội bộ nước khác
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar