07/12/2023 10:40 GMT+7

Thủ tướng: Không có doanh nghiệp và người dân thì không thể có ngân hàng

Sáng 7-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thủ tướng chủ trì hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng - Ảnh: VGP

Thủ tướng chủ trì hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng - Ảnh: VGP

Nêu câu hỏi vì sao nguồn vốn vẫn chưa được khơi thông dù các chủ thể liên quan đã cố gắng, Thủ tướng cho rằng cần phải chỉ rõ địa chỉ: Bất cập, hạn chế nằm ở đâu, ai phải tháo gỡ? Tháo gỡ đến bao giờ mới hiệu quả?

Với tinh thần tháo gỡ khó khăn về vốn cho nền kinh tế, Thủ tướng cho rằng cần lắng nghe ý kiến của các bên liên quan một cách tôn trọng, cầu thị. Các ý kiến cần thẳng thắn, nhìn thẳng vào sự thật, nêu các giải pháp khả thi, kịp thời, hiệu quả.

Giải bài toán vốn cho nền kinh tế gặp khó

Theo người đứng đầu Chính phủ, ngân hàng có liên quan tới doanh nghiệp, có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế. Ngân hàng và doanh nghiệp có phát triển thì đất nước mới phát triển.

"Vậy làm thế nào nền kinh tế phát triển, hỗ trợ cho doanh nghiệp và ngân hàng? Làm thế nào để ngân hàng và doanh nghiệp phát triển, hỗ trợ cho nền kinh tế? Doanh nghiệp là hệ sinh thái của ngân hàng, ngân hàng và doanh nghiệp là hệ sinh thái của nền kinh tế. Các hệ sinh thái không phát triển thì nền kinh tế không phát triển được" - Thủ tướng nói.

Ông dẫn chứng các doanh nghiệp bất động sản đang kêu khó tiếp cận vốn. Tuy nhiên, bất động sản tăng giá, trong khó khăn nhưng vẫn muốn giữ giá bán như cũ thì liệu có trách nhiệm chung chưa?

Theo Thủ tướng, lúc bình thường thì có chính sách bình thường, lúc không bình thường phải có chính sách không bình thường. Lúc khó khăn phải có chính sách trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ" thì mới phù hợp, đúng đắn, thúc đẩy được sự phát triển.

Tương tự, ngân hàng có lúc thuận lợi, lúc khó khăn nên cần phải chia sẻ với người dân. Ngân hàng không có doanh nghiệp và người dân thì không thể có ngân hàng.

Vì vậy, Thủ tướng đặt vấn đề: Chính sách phải hết sức linh hoạt, không hạ chuẩn các điều kiện cho vay nhưng chúng ta có linh hoạt được không. Có doanh nghiệp gặp khó khăn, nhưng dự án họ khả thi thì có cho vay được không?

Tinh thần là cần tìm ra lời giải cho bài toán tín dụng, giải quyết thực trạng tiếp cận tín dụng khó, có tiền mà chưa tiêu được. Việc bàn thảo cần trên tinh thần thẳng thắn, lắng nghe, tiếp thu.

Đề xuất tiếp tục kéo dài thông tư 02

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, để triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, đã ban hành nhiều chính sách tháo gỡ. Sau 7 tháng triển khai thông tư 02, đến ngày 31-10, tổng dư nợ (gốc, lãi) được tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là 158.694 tỉ đồng, với 167.220 lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ.

Số dư nợ được cơ cấu tăng đều qua các tháng và hiện không phát sinh khó khăn, vướng mắc. Các ý kiến phản hồi cho thấy thông tư 02 phù hợp với điều kiện, bối cảnh nền kinh tế, thể hiện sự chỉ đạo quyết liệt, đúng đắn, kịp thời của chính sách.

Đối với lĩnh vực bất động sản, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có văn bản tháo gỡ, tổ chức các hội nghị đánh giá tình hình cấp tín dụng. Chương trình 120.000 tỉ đồng cho nhà ở xã hội được triển khai, có giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp.

Hiện cơ quan này đang xem xét nghiên cứu và sẽ có báo cáo Chính phủ về việc kéo dài thời gian thực hiện thông tư 02 để phù hợp với tình hình thực tiễn.

Về chương trình tín dụng 120.000 tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ đã được triển khai tại 4 ngân hàng thương mại. Kết quả, các ngân hàng thương mại đã cam kết cấp tín dụng cho 6 dự án với số tiền cam kết là 1.986 tỉ đồng, đã giải ngân cho 4 dự án với số tiền là 143 tỉ đồng.

Đến ngày 30-11, tín dụng đối với nền kinh tế đạt hơn 13 triệu tỉ đồng, tăng 9,15% so với cuối năm 2022 (cùng kỳ 2022 tăng 12,02%). Trong đó, dư nợ ngành nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 918.600 tỉ đồng (tăng 3,17%, chiếm 7,17%), ngành công nghiệp và xây dựng đạt hơn 3,32 triệu tỉ đồng (tăng 7,31%, chiếm 25,94%), ngành dịch vụ đạt gần 8,6 triệu tỉ đồng (tăng 7,9%, chiếm 66,88%); lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt trên 3,1 triệu tỉ đồng, chiếm 24,52%; doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt trên 2,34 triệu tỉ đồng, chiếm 18,34%...

Chính phủ yêu cầu thanh tra điều hành tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước

Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Thanh tra Chính phủ thanh tra việc điều hành tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 và 2023 của Ngân hàng Nhà nước.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tiền giấy mới của Nhật Bản bị 'ế’

Sau một năm, tiền giấy mới của Nhật Bản chỉ chiếm 28,8% tổng số tiền giấy đang được sử dụng.

Tiền giấy mới của Nhật Bản bị 'ế’

Đề xuất thành lập quỹ chống hàng giả để mua hàng, chống hàng giả bảo vệ hàng thật

Sử dụng tiền quỹ để mua hàng nhằm kịp thời phát hiện và xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Đề xuất thành lập quỹ chống hàng giả để mua hàng, chống hàng giả bảo vệ hàng thật

Quảng Ngãi chỉ đạo ngăn đầu cơ, thổi giá, thao túng, bảo kê vật liệu xây dựng

UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu công an tỉnh xử lý nghiêm các vi phạm trong khai thác, vận chuyển, kinh doanh vật liệu xây dựng.

Quảng Ngãi chỉ đạo ngăn đầu cơ, thổi giá, thao túng, bảo kê vật liệu xây dựng

Ông Trump sẽ gửi đợt thư thông báo thuế đầu tiên cho các nước vào tối nay

Tổng thống Trump thông báo sẽ bắt đầu gửi thư thông báo thuế cho các nước trong hôm nay, trước khi thời gian tạm hoãn thuế kết thúc.

Ông Trump sẽ gửi đợt thư thông báo thuế đầu tiên cho các nước vào tối nay

Nhiều doanh nghiệp Brazil muốn mở rộng hợp tác, đầu tư vào Việt Nam

Các doanh nghiệp lĩnh vực thực phẩm, nhiên liệu sinh học, hàng không - vũ trụ và nông nghiệp mong muốn hợp tác nhiều hơn với Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp Brazil muốn mở rộng hợp tác, đầu tư vào Việt Nam

Giá nhiều loại trái cây ở mức thấp

Được mùa, nhưng thị trường tiêu thị lại không tăng, khiến giá nhiều loại trái cây như vải thiều, sầu riêng, chôm chôm... phải bán rẻ hơn mọi năm.

Giá nhiều loại trái cây ở mức thấp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar