07/09/2016 18:51 GMT+7

Thủ tướng kêu gọi chung tay bảo vệ môi trường

K.HƯNG
K.HƯNG

TTO - Thủ tướng kêu gọi các bộ ngành, các cấp, các đoàn thể, mỗi doanh nghiệp, mỗi gia đình, mỗi người dân cùng chung tay, góp sức bảo vệ môi trường từ mỗi hành động nhỏ nhất, nỗ lực xây dựng đất nước Việt Nam xanh - sạch - đẹp, thân thiện trong con mắt bạn bè thế giới.

Đó là lời kêu gọi của Thủ tướng được Văn phòng Chính phủ thông báo ngày 7-9.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu thực hiện sáu giải pháp để nâng cao chất lượng môi trường.

Giải pháp thứ nhất, theo Thủ tướng, phải xác định rõ bảo vệ môi trường là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các ngành, các cấp, các đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp, hộ gia đình và mọi người dân. 

Thủ tướng khẳng định không thu hút đầu tư bằng mọi giá, chú trọng tiêu chí môi trường trong lựa chọn dự án đầu tư. Kiên quyết không vì tăng trưởng kinh tế mà đánh đổi môi trường; cấm nhập khẩu công nghệ lạc hậu, triển khai các dự án có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường.

Giải pháp thứ hai được Thủ tướng yêu cầu là thực hiện nghiêm các nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường.

Thủ tướng nhấn mạnh làm rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhất là chính quyền địa phương và người đứng đầu.

Cụ thể, bộ trưởng, chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm về các vấn đề môi trường trong phạm vi quản lý. Chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm toàn diện về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn, coi đây là nhiệm vụ cần tập trung, ưu tiên trong chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở đâu thì chủ tịch UBND ở đó phải chịu trách nhiệm.

Giải pháp thứ ba, theo Thủ tướng, phải đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường huy động nguồn lực, thu hút đầu tư cho bảo vệ môi trường. 

Theo Thủ tướng, nguồn vốn ngân sách nhà nước tập trung giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc, tồn đọng kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân và xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo về môi trường tại các vùng kinh tế trọng điểm, khu vực tập trung nhiều nguồn thải, khu vực nhạy cảm về môi trường.

Ngoài ra, Thủ tướng lưu ý phải có giải pháp phù hợp thu hút mạnh đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài vào hoạt động xử lý chất thải, cung cấp các dịch vụ bảo vệ môi trường; phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ bảo vệ môi trường. 

Giải pháp thứ tư, Thủ tướng đề nghị rà soát, chấn chỉnh, tăng cường chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các công cụ, biện pháp bảo vệ môi trường (đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm đối với các cơ sở đang hoạt động, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính).

Thủ tướng yêu cầu tập trung hoàn thành kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trước năm 2020.

Giải pháp thứ năm được Thủ tướng nêu ra là tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. 

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, xử lý chồng chéo, vướng mắc, hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng khẩn trương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố khẩn cấp. 

Bộ Tài nguyên và môi trường nghiên cứu, đề xuất sửa đổi quy định về thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường theo hướng không báo trước, đảm bảo tính khách quan, hiệu quả, giám sát chặt chẽ, đúng tình trạng xả thải của doanh nghiệp; phối hợp với UBND tỉnh tăng cường thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, cảnh báo nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố môi trường.

Giải pháp cuối cùng trong lời kêu gọi của Thủ tướng là đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền.

Lời kêu gọi của Thủ tướng được đưa ra sau tình trạng ô nhiễm môi trường, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường bùng phát, xảy ra nhiều sự cố môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống và an ninh trật tự xã hội trong thời gian qua.

Từ đầu năm 2016 đến nay, toàn quốc đã có trên 50 vụ việc gây ô nhiễm môi trường, gây bức xúc trong xã hội, đặc biệt là sự cố môi trường nghiêm trọng ở ven biển 4 tỉnh miền Trung là bài học lớn cho các bộ ngành, địa phương. 

Cả nước vẫn còn tới 25% số khu công nghiệp và 95% số cụm công nghiệp chưa hoàn thành việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung; tình trạng xả thải không qua xử lý ra môi trường là rất nghiêm trọng; còn hơn 300 cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng chưa được xử lý triệt để.

Ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, tại các làng nghề, các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản, khu chăn nuôi tập trung, điểm giết mổ gia súc, gia cầm… là rất nghiêm trọng. 

K.HƯNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cảnh sát giao thông Tiền Giang lần đầu tiên tổ chức thi sát hạch lái ô tô

144 thí sinh thi sát hạch giấy phép lái ô tô hạng B, C tại Tiền Giang. Đây là đợt sát hạch đầu tiên Công an Tiền Giang tổ chức, sau khi nhiệm vụ quản lý nhà nước về giấy phép lái xe được chuyển giao cho công an.

Cảnh sát giao thông Tiền Giang lần đầu tiên tổ chức thi sát hạch lái ô tô

Chuẩn bị để từ 1-7 ngồi nhà làm giấy tờ

Khi chính quyền chỉ còn hai cấp thì hoạt động chính quyền số, công dân số sẽ được đẩy mạnh. Vậy cần chuẩn bị gì để từ ngày 1-7, người dân ngồi nhà vẫn làm được giấy tờ, thủ tục?

Chuẩn bị để từ 1-7 ngồi nhà làm giấy tờ

Tìm thấy 5 thi thể nạn nhân vụ sạt lở thủy điện Tả Páo Hồ 1A

Đến chiều 17-5, lực lượng cứu hộ cứu nạn đã tìm thấy 5 thi thể bị vùi lấp, mất tích trong vụ sạt lở tại công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A (huyện Phong Thổ, Lai Châu).

Tìm thấy 5 thi thể nạn nhân vụ sạt lở thủy điện Tả Páo Hồ 1A

Hơn 1 năm vẫn chưa trục vớt tàu kéo bị chìm khiến 4 người chết, 5 người mất tích

Hơn một năm trước, tàu kéo sà lan chở đá từ đất liền ra Lý Sơn bị chìm khiến 4 người chết, 5 người mất tích. Công an đã khởi tố vụ án, nhưng đến nay tàu kéo vẫn chưa được trục vớt để điều tra.

Hơn 1 năm vẫn chưa trục vớt tàu kéo bị chìm khiến 4 người chết, 5 người mất tích

Hiện trường vụ sạt lở ở công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A, Lai Châu

Liên quan đến vụ sạt lở ở công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) làm 5 người mất tích, sáng 17-5 lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân.

Hiện trường vụ sạt lở ở công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A, Lai Châu

Kon Tum chuyển đổi 96 căn hộ tái định cư sang nhà ở xã hội

96 căn hộ tái định cư dự án giao thông kết nối đường Hồ Chí Minh đi quốc lộ 24 được tỉnh Kon Tum chuyển đổi sang nhà ở xã hội để cho thuê.

Kon Tum chuyển đổi 96 căn hộ tái định cư sang nhà ở xã hội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar