23/06/2017 11:52 GMT+7

Thủ tướng đồng ý cho TP.HCM giữ lại 67.000 tỷ sau cổ phần hóa

N. BÌNH
N. BÌNH

TTO - TP.HCM muốn được giữ lại khoản tiền 67.000 tỷ đồng từ cổ phần hóa các DNNN và thoái vốn để thực hiện các dự án đầu tư quan trọng và đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trò chuyện cùng các đại biểu tham dự buổi làm việc với lãnh đạo TP.HCM sáng 23-6-2017 - Ảnh: Tự Trung


Tại buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sáng 23-6, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm nêu đề xuất mong muốn Thủ tướng phê duyệt Đề án sử dụng nguồn vốn từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Theo đó, TP.HCM đã cân đối nguồn thu từ cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp khác từ năm 2017 trở đi vào kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn của thành phố giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 67.000 tỷ đồng để thực hiện các dự án đầu tư công quan trọng, cấp bách.

Do đó, TP.HCM mong muốn Chính phủ cho giữ và sử dụng nguồn vốn từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phục vụ cho việc đầu tư, phát triển của thành phố.

Việc sử dụng nguồn thu này để cân đối vào kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn của thành phố giai đoạn 2016-2020.

Đại diện SCIC dẫn nhiều căn cứ nói tiền thu từ cổ phần hóa chỉ chi đầu tư phát triển, không dùng cho chi thường xuyên.

Theo đó, tiền thu từ cổ phần hóa của TP.HCM cũng phải được quản lý tập trung về Quỹ Hỗ trợ Sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp, thuộc SCIC, sau đó mới được phân bổ lại dùng cho các dự án TP.HCM và cả nước.

Tuy nhiên, kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý với đề xuất cho TP.HCM giữ lại số tiền này.

Cũng dịp này, TP.HCM cũng kiến nghị cho phép Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước thành phố (HFIC) chính thức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại toàn bộ các doanh nghiệp thuộc UBND TP.HCM.

Đối với danh sách các doanh nghiệp chuyển giao về HFIC, thành phố được chủ động thực hiện và báo cáo Thủ tướng để đảm bảo tiến độ và lộ trình cổ phần hóa.

Tại buổi tổng kết năm 4 năm thí điểm thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước của HFIC hồi tháng 3-2017, lãnh đạo công ty cho biết hiện đã tiếp nhận 8 doanh nghiệp do TP.HCM chuyển giao, quy mô vốn chủ sở hữu của công ty này tăng từ 3.671 tỷ đồng lên trên 8.000 tỷ.

HFIC có thể coi như một bản sao Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thu nhỏ của TP.HCM.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Chi, chủ tịch Hội đồng Thành viên SCIC, lại cho rằng cần cân nhắc tiến trình thành lập cơ quan chuyên trách này.

Dù vậy, cuối buổi làm việc, Thủ tướng cũng đã chấp thuận phương án trên và lưu ý một số dự án khác với tinh thần tạo điều kiện cho TP.HCM phát triển.

TP.HCM đề nghị Thủ tướng chấp thuận bố trí 9.963 tỷ đồng từ nguồn vốn của SCIC cho 36 dự án chống ngập cấp bách của thành phố trong giai đoạn 2016 - 2020.

Theo ông Chi, số tiền này có thể xem xét trên hai phương án, Thứ nhất, ông Chi nói, trích một phần trong 5.000 tỷ đồng thu được từ cổ phần hóa của Quỹ hỗ trợ Sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp mà SCIC đang tiếp quản.

Thứ 2 là trích từ khoản lợi nhuận 6.000 tỷ đồng của SCIC thu được các doanh nghiệp sản xuất mà SCIC đang đại diện vốn, chưa bao gồm các doanh nghiệp có giá trị, quy mô lớn.

N. BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Theo thỏa thuận, Boeing sẽ nộp phạt 1,1 tỉ USD để đổi lấy việc DOJ hủy bỏ cáo buộc hình sự đối với hãng.

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Bảy vấn đề của ngành sầu riêng cần khắc phục cấp bách

Đánh giá về ngành hàng sầu riêng Việt Nam, các nhà quản lý, chuyên gia cho rằng có bảy tồn tại, hạn chế cần phải cấp bách khắc phục và hành động quyết liệt trong thời gian tới, để phát triển bền vững ngành hàng tỉ đô.

Bảy vấn đề của ngành sầu riêng cần khắc phục cấp bách

Đồng Nai: Điều tra một doanh nghiệp nghi sản xuất phân bón giả

Sau khi nhập nguyên liệu từ Trung Quốc, giám đốc doanh nghiệp đặt mua bao bì, cho công nhân pha trộn, đóng gói rồi bán phân bón thành phẩm ra thị trường.

Đồng Nai: Điều tra một doanh nghiệp nghi sản xuất phân bón giả

Cần tỉnh táo trước khi 'chốt đơn'

Tôi đã từng livestream để bán sách. Đây là công việc không dễ dàng. Nguyên ê kíp phải chuẩn bị kịch bản, các nội dung khuyến mãi, set up trường quay, lưu ý các từ không được nói...

Cần tỉnh táo trước khi 'chốt đơn'

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Nhiều đại biểu Quốc hội đã hiến kế để khơi thông thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu và kinh tế mới nổi, tạo nền tảng tăng trưởng 2 con số.

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Từ vụ thu hồi mỹ phẩm không đạt chất lượng: Thế nào là hàng giả?

Kết luận không có dấu hiệu hình sự, đề nghị xử phạt hành chính vụ hai mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của ông Nguyễn Quốc Vũ - chồng ca sĩ Đoàn Di Băng - phân phối của Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đang gây nhiều tranh cãi.

Từ vụ thu hồi mỹ phẩm không đạt chất lượng: Thế nào là hàng giả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar