09/09/2021 14:49 GMT+7

Thủ tướng đề nghị Trung Quốc hỗ trợ vắc xin cho các nước Mekong

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Dự hội nghị về Mekong ngày 9-9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tăng cường hợp tác đẩy lùi, kiểm soát dịch bệnh COVID-19. Trong đó các nước sản xuất vắc xin như Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ cho các nước khác, bao gồm Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị Trung Quốc hỗ trợ vắc xin cho các nước Mekong - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 7 theo hình thức trực tuyến ngày 9-9 - Ảnh: VGP

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen, sáng 9-9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 7 được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò chiến lược của Tiểu vùng Mekong mở rộng trong tiến trình hội nhập quốc tế và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của châu Á.

Thủ tướng đánh giá cao những thành tựu mà hợp tác GMS đã đạt được, khẳng định những thành tựu của hợp tác GMS đã hỗ trợ hiệu quả cho tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, định hình cấu trúc khu vực với ASEAN làm trung tâm và thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu.

Thủ tướng nhận định giai đoạn khó khăn hiện nay cũng là cơ hội để các nước thành viên GMS thể hiện nỗ lực, đoàn kết, thúc đẩy hợp tác và phát triển.

Thủ tướng cảm ơn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và các đối tác phát triển về những hỗ trợ quý báu, điều phối hiệu quả và huy động nguồn lực cho các chương trình hợp tác trong khuôn khổ GMS và với các nước thành viên, trong đó có Việt Nam.

Thủ tướng cũng cảm ơn các nước sản xuất được vắc xin, trong đó có Trung Quốc, đã chia sẻ, giúp đỡ cho các nước khác và Việt Nam. Sự giúp đỡ này là rất quý giá trong điều kiện khan hiếm vắc xin trên toàn cầu hiện nay.

Với quan điểm GMS cần có tầm nhìn và các giải pháp mang tính chiến lược để vừa giải quyết những vấn đề cấp bách hiện nay, vừa đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững và bao trùm trong thập kỷ tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị hợp tác GMS trong giai đoạn tới cần ưu tiên 6 nội dung chính.

Trong đó, trước mắt là tập trung ngăn chặn, đẩy lùi, kiểm soát dịch bệnh COVID-19. Thủ tướng khẳng định trước dịch bệnh đang lây lan toàn cầu, không có người dân nào an toàn khi vẫn còn người dân khác mắc bệnh COVID-19, không có quốc gia nào an toàn khi còn các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới vẫn còn phải chống dịch.

Do vậy, lúc này các nước cần ưu tiên hợp tác chặt chẽ, hiệu quả để ngăn chặn, đẩy lùi, kiểm soát dịch bệnh COVID-19, đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp để ứng phó với các dịch bệnh truyền nhiễm trong tương lai.

Thủ tướng nhấn mạnh trọng tâm là hỗ trợ tiếp cận vắc xin và dược phẩm điều trị COVID-19 một cách cởi mở, bình đẳng và minh bạch, tăng cường chia sẻ vắc xin qua các cơ chế đa phương và song phương.

"Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ để xây dựng và tự chủ sản xuất vắc xin, thuốc chữa các loại dịch bệnh tại khu vực. Việt Nam đề nghị các nước sản xuất được vắc xin, trong đó có Trung Quốc, tiếp tục hỗ trợ cho các nước khác, trong đó có Việt Nam", Bộ Ngoại giao dẫn lời Thủ tướng nói tại GMS.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng đề nghị ưu tiên hợp tác trong GMS ở các nội dung như bảo đảm chuỗi cung ứng, tạo đột phá về xây dựng hạ tầng đồng bộ, đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng một GMS xanh và an toàn, tăng cường phối hợp giữa GMS với ASEAN và các cơ chế khu vực khác.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu kiểm soát dịch bệnh trong tháng 9

TTO - Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu quyết tâm phấn đấu kiểm soát dịch bệnh trong tháng 9, từng bước khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh ở những nơi bảo đảm an toàn dịch bệnh.

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump: Chiến sự Ukraine là mớ hỗn độn, lẽ ra Mỹ không nên dính líu

Tổng thống Trump đổ lỗi cho chính quyền tiền nhiệm vì đã chuyển lượng lớn tiền thuế của người dân Mỹ vào cuộc xung đột Nga - Ukraine mà "đáng lẽ là vấn đề của châu Âu".

Ông Trump: Chiến sự Ukraine là mớ hỗn độn, lẽ ra Mỹ không nên dính líu

Điện đàm Trump - Putin: Sức ép từ châu Âu

Các lãnh đạo châu Âu đồng loạt vận động Tổng thống Mỹ Donald Trump trước cuộc điện đàm quan trọng với ông Putin ngày 19-5, nhằm tránh nguy cơ Washington thỏa hiệp với Matxcơva mà phớt lờ lợi ích của Ukraine.

Điện đàm Trump - Putin: Sức ép từ châu Âu

Nhóm người di cư đầu tiên nhận trợ cấp 1.000 USD, 'tự trục xuất' khỏi nước Mỹ

64 người di cư đã nhận 1.000 USD/người và 'tự trục xuất' khỏi Mỹ trên chuyến bay đến Honduras và Colombia, với cam kết có thể quay lại Mỹ hợp pháp trong tương lai.

Nhóm người di cư đầu tiên nhận trợ cấp 1.000 USD, 'tự trục xuất' khỏi nước Mỹ

Ông Trump: Tôi rất ngạc nhiên khi công chúng không được thông báo sớm về bệnh ung thư của ông Biden

Ông Trump cho rằng phải mất thời gian thì căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt của ông Biden mới đến giai đoạn nặng, và 'ngạc nhiên khi công chúng không được thông báo sớm hơn' về tình trạng của cựu tổng thống.

Ông Trump: Tôi rất ngạc nhiên khi công chúng không được thông báo sớm về bệnh ung thư của ông Biden

Điện đàm hơn 2 tiếng, ông Trump và ông Putin đã thảo luận những gì?

Nga hé lộ mở đầu điện đàm, ông Putin đã chúc mừng ông Trump đón đứa cháu thứ 11. Tổng thống Nga khẳng định vai trò của ông Trump, nhấn mạnh Nga sẵn sàng làm việc với Ukraine về bản ghi nhớ cho hiệp ước hòa bình.

Điện đàm hơn 2 tiếng, ông Trump và ông Putin đã thảo luận những gì?

Hậu điện đàm Trump - Putin, ông Zelensky khẳng định không rút quân khỏi 4 vùng Nga sáp nhập

Ông Zelensky khẳng định sẽ không rút quân khỏi 4 vùng phía đông Ukraine mà Nga sáp nhập, đề nghị được nêu quan điểm về bản ghi nhớ hòa bình với Nga, đồng thời tuyên bố EU sẽ áp thêm trừng phạt lên Nga.

Hậu điện đàm Trump - Putin, ông Zelensky khẳng định không rút quân khỏi 4 vùng Nga sáp nhập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar