21/02/2025 09:46 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thủ tướng chủ trì hội nghị với các địa phương, nêu quyết tâm vượt ‘bẫy thu nhập trung bình’

Thủ tướng nói từ năm 1990 đến nay, chỉ có 34 nền kinh tế thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình để trở thành nước có thu nhập cao, đòi hỏi Việt Nam phải có mức tăng trưởng cao trong giai đoạn tới.

So sánh Hàn Quốc, Nhật Bản, Thủ tướng muốn tăng trưởng để vượt qua bẫy thu nhập trung bình  - Ảnh 1.

Hội nghị Chính phủ với các địa phương - Ảnh: VGP

Sáng 21-2, Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế được tổ chức theo hình thức trực tuyến do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì. 

Đây là hội nghị đầu tiên giữa Chính phủ và các địa phương sau khi Chính phủ được kiện toàn sau kỳ họp bất thường thứ 9 của Quốc hội khóa XV. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết của Quốc hội bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Quy mô GDP năm 2025 đạt khoảng trên 500 tỉ USD.

Tăng trưởng hai con số để thực hiện khát vọng

Phát biểu ý kiến, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa rất quan trọng, diễn ra các sự kiện trọng đại của đất nước, cùng với việc phải tiếp tục hoàn thiện việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo tinh thần nghị quyết 18, tổ chức hiệu quả, thành công Đại hội Đảng các cấp. 

Đặc biệt là việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng, yếu tố quan trọng để quyết định quy mô nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, xếp hạng của nền kinh tế Việt Nam trên thế giới. 

"Không còn cách nào khác, chúng ta phải duy trì tăng trưởng cao, bền vững liên tục trong thời gian từ nay tới năm 2045, chỉ có như vậy mới vượt qua được bẫy thu nhập trung bình và vươn lên, đạt được các mục tiêu chiến lược, thực hiện khát vọng trong kỷ nguyên mới, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no và hạnh phúc", Thủ tướng nhấn mạnh.

Vì vậy, trên cơ sở Chính phủ đã đề xuất Trung ương, Bộ Chính trị đạt mức tăng trưởng năm 2025 là 8%, chuẩn bị cho những năm tới tăng trưởng hai con số, được sự đồng tình của Trung ương và Quốc hội, Thủ tướng cho rằng "Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi, thì chỉ bàn làm, không bàn lùi". 

Nêu ra kinh nghiệm quốc tế và thống kê mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), Thủ tướng nói từ năm 1990 đến nay, chỉ có 34 nền kinh tế thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình để trở thành nước có thu nhập cao, trong khi có 108 nước chưa vượt qua được.

Làm sao để vượt qua bẫy thu nhập trung bình?

Đối với Việt Nam, kết thúc năm 2024, quy mô nền kinh tế Việt Nam mới đạt hơn 470 tỉ USD; thu nhập bình quân đầu người mới đạt hơn 4.700 USD; nếu chỉ tăng trưởng bình quân 7%/năm thì Việt Nam khó đạt mục tiêu nói trên. 

Trong khi đó, các nền kinh tế trở thành nước thu nhập cao đều duy trì mức tăng trưởng trên dưới 10% trong vòng khoảng 30 năm. Cụ thể Nhật Bản tăng trưởng 11,5%/năm giai đoạn 1951-1973; Hàn Quốc tăng trưởng trên 9,6%/năm từ 1963-1996. 

Trung Quốc tăng trưởng khoảng 10%/năm giai đoạn 1978-2011; Đài Loan (Trung Quốc) tăng trưởng 8,9/năm giai đoạn 1952- 1989; Singapore tăng trưởng 8,5%/năm giai đoạn 1961-1997. Những dẫn chứng này để thấy chặng đường phía trước của Việt Nam còn rất nhiều khó khăn, gian lao. 

Theo tính toán, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 6,4% trong gần 40 năm Đổi mới (từ năm 1986 đến nay), vì vậy giai đoạn tới phải tăng tốc hơn nữa mới đạt mục tiêu chiến lược đề ra đến năm 2045,  là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ. 

Bởi muốn cả nước tăng trưởng trên 8% thì tất cả các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân đều phải đạt tăng trưởng trên 8% chứ không thể chỉ một vài bộ, ngành, doanh nghiệp tăng trưởng. 

Cùng với thúc đẩy tăng trưởng cao, cần phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, tiến bộ, công bằng xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau, giữ môi trường bền vững "sáng, xanh, sạch, đẹp" cho sự phát triển; không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. 

Với quan điểm quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó, ông mong muốn cần giảm chỉ số ICOR khi mức hiện nay còn cao, hiệu quả đầu tư còn thấp; cải thiện tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công vì mức đạt được khá thấp. 

Đặt trong bối cảnh tình hình thay đổi nhanh, thời cơ và thách thức đan xen, Thủ tướng yêu cầu phải có nguồn lực về thể chế, vốn, công nghệ, con người. Theo đó, cần phải "suy nghĩ", hiến kế" để khai thác các động lực, xác định nhiệm vụ trọng tâm, điểm tựa, đòn bẩy cho tăng trưởng. 

Chính thức thông qua mục tiêu tăng trưởng 8%

Sáng 19-2, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về bổ sung phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giá vé máy bay quốc tế là 'nút thắt cổ chai' của du lịch Việt Nam

Một báo cáo mới đây đã hé lộ những con số bất ngờ, đặt ra dấu hỏi lớn về sức cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam.

Giá vé máy bay quốc tế là 'nút thắt cổ chai' của du lịch Việt Nam

Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Với 429/434 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.

Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Lập chuyên án, xử nghiêm công chức buông lỏng để vi phạm hàng giả

Bộ Công an lập chuyên án, đấu tranh quyết liệt, xử lý nghiêm các hành vi phạm tội, làm rõ trách nhiệm bộ, ngành, địa phương có liên quan để xảy ra sai phạm liên quan hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại.

Thủ tướng: Lập chuyên án, xử nghiêm công chức buông lỏng để vi phạm hàng giả

Trình Quốc hội sửa 7 luật về đầu tư, tài chính: Mở rộng chỉ định thầu, tăng ưu đãi đầu tư, thuế

Tại dự luật trình Quốc hội sửa 7 luật về lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân sách, Chính phủ đã đề xuất mở rộng chỉ định thầu, tăng các ưu đãi đầu tư, thuế.

Trình Quốc hội sửa 7 luật về đầu tư, tài chính: Mở rộng chỉ định thầu, tăng ưu đãi đầu tư, thuế

Đàm phán cấp bộ trưởng về thuế đối ứng với Mỹ tại đảo Jeju, Việt Nam đạt kết quả bước đầu

Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên có phiên đàm phán trực tiếp cấp bộ trưởng với Trưởng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) Jamieson Greer.

Đàm phán cấp bộ trưởng về thuế đối ứng với Mỹ tại đảo Jeju, Việt Nam đạt kết quả bước đầu

Vietnam Airlines chuyển sang nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, hành khách lưu ý gì?

Từ 4h sáng 17-5, Vietnam Airlines chính thức chuyển toàn bộ các chuyến bay nội địa từ nhà ga T1 sang nhà ga hành khách T3 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, ngoại trừ một số đường bay ngắn đi Côn Đảo, Rạch Giá, Cà Mau.

Vietnam Airlines chuyển sang nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, hành khách lưu ý gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar