08/08/2023 09:31 GMT+7

Thủ tướng chỉ đạo xử lý dứt điểm để triển khai dự án khí Lô B

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính liên quan tới việc triển khai chuỗi dự án khí Lô B.

Chuỗi dự án khí Lô B - Ô Môn gặp nhiều vướng mắc trong triển khai - Ảnh: PVN

Chuỗi dự án khí Lô B - Ô Môn gặp nhiều vướng mắc trong triển khai - Ảnh: PVN

Cụ thể, Thủ tướng giao Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Công Thương, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các cơ quan liên quan xử lý dứt điểm để có quyết định đầu tư cuối cùng (FID) và triển khai dự án khí Lô B đúng kế hoạch tiến độ, bảo đảm hài hòa lợi ích các bên.

Đàm phán dứt điểm, không để chậm trễ, đảm bảo lợi ích các bên

Bộ trưởng Bộ Công Thương, chủ tịch hội đồng thành viên và tổng giám đốc PVN khẩn trương chỉ đạo, thực hiện đàm phán dứt điểm để có quyết định đầu tư cuối cùng (FID) và triển khai dự án khí Lô B đúng kế hoạch tiến độ, quy định, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên. Đề nghị thực hiện khẩn trương, không để chậm trễ, kéo dài gây phát sinh khó khăn, phức tạp.

Trước đó, Công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí Mitsui (MOECO) của Nhật Bản - nhà đầu tư góp vốn trong dự án khí Lô B và đường ống khí Lô B - đã có thư khẩn tới nhiều cơ quan, đề nghị sớm giải quyết một số kiến nghị của chuỗi dự án khí - điện Lô B có quy mô lên tới 30 tỉ USD.

Theo nhà đầu tư này, để dự án có quyết định đầu tư cuối cùng và thực hiện gói thầu EPCI#1 trước ngày 30-6, cần phải hoàn tất và ký kết các thỏa thuận mua bán khí (GSPA), vận chuyển khí (GTA) trong tháng 6-2023.

Hợp đồng chia sản phẩm (PSC) của dự án cũng cần được gia hạn để đảm bảo thời gian khai thác là 23 năm.

Tuy nhiên, với nhiều vướng mắc cùng quá trình chuyển giao dự án nhà máy điện Ô Môn 3 và 4 (nằm trong chuỗi dự án khí - điện Lô B, các nhà máy điện sử dụng khí Lô B) từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và PVN diễn ra trong tháng 6, nên những công việc trên được MOECO đề xuất đã không thể triển khai kịp thời.

Trước tình thế đó, hồi tháng 7, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Chính phủ về việc tháo gỡ các vướng mắc và thúc đẩy tiến độ cho chuỗi dự án. Trong đó nhấn mạnh đến nghĩa vụ bao tiêu khí thượng nguồn phải được cụ thể hóa, chuyển thành sản lượng điện tương ứng trong hợp đồng mua bán điện của các nhà máy điện sử dụng khí Lô B.

Giải quyết vướng mắc về nghĩa vụ bao tiêu khí

Bộ Công Thương cho rằng sau khi các nhà máy điện sử dụng khí Lô B đi vào vận hành thương mại, chủ đầu tư các nhà máy điện, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch vận hành, lập lịch và huy động các tổ máy hằng ngày, hằng tuần, tháng, năm phù hợp để đảm bảo tiêu thụ hết lượng khí Lô B.

Đồng thời có cơ chế sử dụng lượng khí chưa tiêu thụ hết của năm trước, hoặc xử lý trong trường hợp tiêu thụ quá lượng khí trong năm trước, đảm bảo không gây thiệt hại về kinh tế.

Phản hồi với nhà đầu tư, Bộ Công Thương cho biết đã có hướng dẫn cụ thể về nguyên tắc đàm phán các hợp đồng/thỏa thuận thương mại của chuỗi dự án (bao gồm nguyên tắc bao tiêu khí thượng nguồn cũng như tính đồng bộ giữa các hợp đồng thương mại).

Bộ Công Thương khẳng định việc đàm phán, thống nhất các nội dung cụ thể của hợp đồng mua bán khí hoàn toàn phụ thuộc trách nhiệm của MOECO, PVN và các bên liên quan tham gia chuỗi dự án.

Do đó, bộ này đã đề nghị MOECO hợp tác với PVN trên cơ sở lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, phối hợp chặt chẽ với PVN và các bên liên quan khẩn trương hoàn thành đàm phán hợp đồng mua bán khí, nhằm có quyết định đầu tư cuối cùng, đảm bảo tiến độ có dòng khí đầu tiên vào quý 4-2025.

Chuỗi dự án khí - điện Lô B - Ô Môn là chuỗi dự án phát triển, khai thác và vận chuyển khí từ các mỏ khí thượng nguồn đến các nhà máy nhiệt điện khí ở hạ nguồn. Dự án đường ống dẫn khí được xây dựng từ năm 2009, là dự án trọng điểm nhà nước về dầu khí, song quá trình triển khai các chuỗi dự án liên quan bị chậm trễ, kéo dài.

Trữ lượng thu hồi dự kiến của dự án là 3,78 tỉ bộ khối (khoảng 107 tỉ m³) và 12,65 triệu thùng condensate; với tổng chi phí phát triển khoảng 11 tỉ USD (thời giá 2016).

Sau khi hoàn thành, dòng khí từ các mỏ Lô B sẽ được vận chuyển qua đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn đến các đơn vị tiêu thụ hạ nguồn, bao gồm 4 nhà máy điện (Ô Môn 1, 2, 3, 4) tại TP Cần Thơ, với tổng nhu cầu khí cho tổ hợp khoảng 5 tỉ m³/năm.

Nguy cơ không kịp đón dòng khí lô B do điện khí Ô Môn 3 vướng mắc vay vốn

Những vướng mắc về thủ tục đề xuất vay vốn khiến dự án nhiệt điện khí Ô Môn 3 khó triển khai kịp tiến độ để đón dòng khí lô B đầu tiên, dự kiến vào quý 4-2026.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng giảm mạnh sau thông tin Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau

Giá vàng thế giới giảm 110 USD/ounce sau tin Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau. Lúc 17h hôm nay, 12-5, giá vàng thế giới chỉ còn 3.215 USD/ounce.

Giá vàng giảm mạnh sau thông tin Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau

Phó thủ tướng: Bắc Ninh - Bắc Giang 'bắt tay' xây dựng cực tăng trưởng mới

Ngày 12-5, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức chương trình gặp mặt doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

Phó thủ tướng: Bắc Ninh - Bắc Giang 'bắt tay' xây dựng cực tăng trưởng mới

Xe buýt thay mới ở Nghệ An từ năm 2025 sẽ là xe điện

Tỉnh Nghệ An phấn đấu tới năm 2030, tối thiểu 20% xe buýt trên địa bàn sử dụng điện, năng lượng xanh.

Xe buýt thay mới ở Nghệ An từ năm 2025 sẽ là xe điện

Cổ đông lớn ồ ạt bán gần 19 triệu cổ phiếu, chuyện gì đang xảy ra ở Novaland?

Gần 19 triệu cổ phiếu NVL của Novaland được các cổ đông lớn và cổ đông nội bộ đăng ký bán, trong đó thành viên gia đình ông Bùi Thành Nhơn là ông Bùi Cao Nhật Quân, bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh và bà Cao Thị Ngọc Sương muốn bán hơn 11,5 triệu cổ phiếu.

Cổ đông lớn ồ ạt bán gần 19 triệu cổ phiếu, chuyện gì đang xảy ra ở Novaland?

NÓNG: Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau 115%

Mỹ tạm giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc từ mức 145% xuống còn 30%, trong khi Trung Quốc sẽ hạ mức thuế đối với hàng Mỹ từ 125% xuống 10%.

NÓNG: Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau 115%

Xoài Úc ở Cam Lâm rớt giá chưa từng thấy, nông dân 'treo vườn' không muốn thu hoạch

Xoài Úc ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) vốn là sản vật địa phương giúp người dân phát triển kinh tế, nay đã vào mùa nhưng rớt giá mạnh khiến nhiều nhà vườn thất thu.

Xoài Úc ở Cam Lâm rớt giá chưa từng thấy, nông dân 'treo vườn' không muốn thu hoạch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar