21/07/2022 10:43 GMT+7

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: ‘Không để TP.HCM tái dịch COVID-19 thêm một lần nữa, đó là mệnh lệnh’

HOÀNG LỘC
HOÀNG LỘC

TTO - Thứ trưởng Bộ Y tế tái khẳng định dịch COVID-19 là một tiền lệ chưa từng có và chưa kết thúc, đặc biệt có chiều hướng ngày một phức tạp khi gần đây xuất hiện thêm nhiều biến chủng mới BA.4, BA.5, BA.2.75.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: ‘Không để TP.HCM tái dịch COVID-19 thêm một lần nữa, đó là mệnh lệnh’ - Ảnh 1.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: 'Không để TP.HCM tái dịch COVID-19 thêm một lần nữa, đó là mệnh lệnh’ - Ảnh: QUÂN CHÍNH

Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nêu ra tại Hội nghị khoa học kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị COVID-19 do Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) tổ chức sáng 21-7.

Hội nghị có sự tham gia của GS Nguyễn Gia Bình - chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu Việt Nam - cùng nhiều chuyên gia hồi sức đầu ngành của cả nước.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nói rằng, sáng nay khi đi vào bệnh viện dự hội nghị, ông nhận thấy số lượng bệnh nhân đến thăm khám đã rất đông (bệnh nhân nội trú trên 1.700 người). Đây là tín hiệu cho thấy tình hình COVID đã được kiểm soát, cuộc sống của người dân cũng như công tác khám chữa bệnh đã đi vào bình thường.

Nhắc lại thời điểm một năm về trước, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói rằng lúc đầu Bệnh viện Quân y 175 chỉ là nơi dự kiến dự trữ chiến lược trong cuộc chiến phòng chống COVID-19. Tuy vậy, bệnh viện đã nhanh chóng chủ động chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị nhằm đáp ứng kịp thời vai trò tuyến cuối trong tiếp nhận bệnh nhân mắc COVID-19 nặng.

"Và chỉ một thời gian ngắn, khi số ca mắc tăng cao, bệnh viện đã nhanh chóng trở thành 1 trong 7 trung tâm hồi sức quan trọng của TP.HCM và khu vực phía Nam" - ông Sơn nhấn mạnh.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: ‘Không để TP.HCM tái dịch COVID-19 thêm một lần nữa, đó là mệnh lệnh’ - Ảnh 2.

Một bức ảnh trong phóng sự ảnh: "Ánh mắt người TP.HCM những ngày COVID-19" đăng trên Tuổi Trẻ Online của tác giả Duyên Phan được trưng bày tại hội nghị sáng 21-7 - Ảnh: HOÀNG LỘC

Với gần 30 bài báo cáo chất lượng từ các chuyên gia, ông Sơn cho rằng hội nghị là dịp chia sẻ kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị COVID-19. Đây cũng sẽ là cơ hội quý giá nhằm trao đổi, tổng kết kinh nghiệm hồi sức, từ đó đưa ra các bài học phục vụ cho chiến lược chống dịch thời gian tới.

"Dịch COVID-19 là một tiền lệ chưa từng có, ngay cả thế giới vẫn coi đây là đại dịch, đặc biệt gần đây xuất hiện thêm nhiều biến chủng đáng quan ngại như BA.4, BA.5, BA.2.75. Do đó, hơn bao giờ hết, chúng ta phải trong tâm thế chủ động mọi điều kiện không để TP.HCM tái trở lại dịch bệnh lần 2, đó chính là mệnh lệnh" - Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.

Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn - giám đốc Bệnh viện Quân y 175 - chia sẻ cuốn phim nhìn lại chặng đường chống dịch của Bệnh viện Quân y 175 trình chiếu hôm nay cũng chính là cuộc sống của người dân TP.HCM cách đây 1 năm.

"Trải qua bao nhiêu khó khăn, không biết trước điều gì sẽ xảy ra nhưng tất cả đều kiên cường lao vào cuộc chiến và vượt qua. Cuộc chiến giúp chúng ta rút ra nhiều bài học kinh nghiệm trong chăm sóc điều trị sức khỏe nhân dân" - ông Nguyễn Hồng Sơn chia sẻ.

Cảnh báo tình trạng nhiễm nấm xâm lấn, nhiễm trùng

Trong số hàng chục bài báo cáo, có một số hiện tượng đáng chú ý như thực trạng nhiễm trùng, nhiễm nấm xâm lấn ở bệnh nhân COVID-19. Đặc biệt là tình trạng stress và một số yếu tố liên quan của nhân viên y tế tại Trung tâm điều trị bệnh nhân COVID-19 (Bệnh viện Quân y 175).

Cụ thể, theo báo cáo trong gần 1 năm qua, trung tâm tiếp nhận hơn 6.500 ca bệnh nặng và vừa, trong đó có 3.407 mẫu bệnh phẩm của 610 bệnh nhân gửi lên khoa vi sinh để nuôi cấy, định danh vi khuẩn/vi nấm. Kết quả xác định siêu nhiễm trùng với tỉ lệ cao, căn nguyên siêu nhiễm trùng đa dạng và tỉ lệ nhiễm trùng MDR, EDR, PDR ngày càng tăng.

Ngoài ra, với các bệnh nhân nhiễm nấm xâm lấn thường rơi vào bệnh nhân nguy kịch có tỉ lệ tử vong cao. Hiện nay, khả năng phân lập được vi nấm và chẩn đoán xác định chắc chắn là nhiễm nấm xâm lấn còn rất khó khăn.

Đặc biệt, các báo cáo còn xác định 100% nhân viên y tế có căng thẳng tâm lý khác nhau, trong đó chủ yếu là stress mức độ trung bình, chỉ 5% stress mức độ cao. Stress còn có sự khác biệt giữa trình độ học vấn; thâm niên và đơn vị công tác; mức thu nhập và tình trạng hôn nhân…

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: 'Số tử vong tại TP.HCM giảm mạnh, chúng ta đã đi đúng hướng'

TTO - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã đánh giá như vậy trong cuộc họp trực tuyến chiều nay 7-10 với hơn 700 điểm cầu cả nước.

HOÀNG LỘC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đèn làm móng 'hủy hoại' da thế nào?

Trong quá trình làm móng, những chiếc đèn tia cực tím giúp làm cứng lớp sơn móng chỉ trong khoảng bốn phút. Ít ai đặt câu hỏi những luồng sáng đó ảnh hưởng ra sao đến làn da quanh móng.

Đèn làm móng 'hủy hoại' da thế nào?

Bác sĩ Ukraine vượt 'mưa bom' đưa trái tim hiến cứu sống bé gái

Trong lúc thủ đô Kiev, Ukraine chìm trong bom đạn không kích của Nga, bác sĩ Borys Todurov vẫn lao qua thành phố trên xe cấp cứu để thực hiện một nhiệm vụ sinh tử: chuyển một quả tim hiến để ghép cho bé gái nguy kịch.

Bác sĩ Ukraine vượt 'mưa bom' đưa trái tim hiến cứu sống bé gái

Uống cà phê buổi sáng khi vừa ngủ dậy không tốt cho sức khỏe

Việc uống cà phê ngay lập tức sau khi ngủ dậy có thể cản trở hoạt động của adenosine.

Uống cà phê buổi sáng khi vừa ngủ dậy không tốt cho sức khỏe

Báo động cạn kiệt nguồn máu dự trữ: Hãy chung tay hiến máu cứu người

Các địa phương từ TP.HCM, Cần Thơ đến Hà Nội, Hải Dương, Hà Tĩnh, Nghệ An... đang báo động cạn kiệt nguồn máu dự trữ cứu người.

Báo động cạn kiệt nguồn máu dự trữ: Hãy chung tay hiến máu cứu người

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

Sau một thời gian xây dựng và thẩm định kỹ lưỡng, bốn chương trình thạc sĩ quốc tế đầu tiên của Trường đại học Y Dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được chính thức phê duyệt và triển khai.

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

AFP làm rõ tin đồn dùng quá nhiều axit folic có thể gây ung thư

Mạng xã hội thời gian qua dấy lên tin đồn rằng dùng quá nhiều axit folic có thể gây độc, hoặc dẫn đến ung thư. Nhưng sự thật là gì?

AFP làm rõ tin đồn dùng quá nhiều axit folic có thể gây ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar