26/05/2023 18:35 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Mua điện từ Trung Quốc đã 18 năm qua

Bộ Công Thương khẳng định huy động tối đa các nguồn điện để cung ứng, gồm việc mua điện từ Trung Quốc và Lào và chưa tính đến cắt điện, tập trung tháo gỡ vướng mắc dự án điện tái tạo.

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Mua điện từ Trung Quốc đã 18 năm qua - Ảnh 1.

Thứ trưởng Đặng Hoàng An thông tin về tình hình cung ứng điện và việc huy động nguồn năng lượng tái tạo - Ảnh: N.AN

Chiều 26-5, Bộ Công Thương tổ chức họp trao đổi thông tin về tình hình cung ứng điện, việc đàm phán giá điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp và huy động nguồn điện, trong đó có mua điện từ nước ngoài, với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An.

Mua điện Trung Quốc từ năm 2005

Thông tin về tình hình cung ứng điện, ông An cho biết nguồn điện huy động thực tế tăng tới 818 triệu kWh/ngày (tương đương 8%). Thậm chí, có thời điểm huy động điện ghi nhận mức kỷ lục trên 920 triệu kWh, công suất lớn nhất hệ thống điện trên 44.000 MW, tăng 9%.

Với chỉ đạo của Thủ tướng, ông An cho hay đã có nhiều giải pháp được đưa ra như việc đảm bảo độ tin cậy cung ứng điện, sớm khắc phục sự cố các nhà máy như Nghi Sơn, Vũng Áng, Phả Lại... Đảm bảo nguồn cung cấp nhiên liệu như than, dầu, khí.

Dự báo sắp tới, nhu cầu phụ tải miền Bắc vẫn tăng cao trong khi miền Trung và miền Nam đã bình ổn, nên Bộ Công Thương sẽ tiếp tục các giải pháp để đảm bảo cung ứng điện. 

Tinh thần là bằng bất cứ giải pháp nào cũng không để thiếu điện, "không hy sinh kinh tế mà để xảy ra tình trạng thiếu điện", nếu khó khăn thì sẽ huy động các nguồn giá cao.

"Chúng tôi chưa tính đến việc cắt điện, công suất tiêu thụ lớn nhất khả năng đã qua rồi. Hệ thống điện là 80.000 MW, phụ tải cao nhất là hơn 44.000 MW.

Nếu các tổ máy không có sự cố, vận hành tin cậy, nhiên liệu đủ và điều tiết các hồ, tiết kiệm điện ở mức tốt, thì sẽ vượt qua những ngày khó khăn trong cung ứng điện sắp tới” - ông An giải thích.

Về nhập khẩu điện, ông An cho hay "không phải thiếu mới nhập khẩu điện".

Cụ thể, việc nhập khẩu điện từ Trung Quốc thực hiện từ năm 2005. Công suất mua từ Quảng Tây là 70 MW, vừa thúc đẩy hợp tác quốc tế, vừa góp phần cung ứng điện cho miền Bắc.

Việc nhập khẩu điện từ Lào thực hiện theo Hiệp định Liên Chính phủ, với giai đoạn 2020 - 2025 tối thiểu là 3.000 MW và giai đoạn 2025 - 2030 tối thiểu là 5.000 MW.

Hoạt động nhập khẩu điện từ các nước này, theo ông An, là trên cơ sở hệ thống lưới điện liên kết với một số nước trong khu vực. 

So với tổng nguồn cung toàn hệ thống, lượng nhập khẩu này là tương đối nhỏ, chỉ hơn 10 triệu kWh/ngày, trong khi sản lượng tiêu thụ điện của miền Bắc 450 triệu kWh/ngày, là mức tương đối thấp.

Khẩn trương hoàn thiện mức giá với điện tái tạo

Đới với các nhà máy năng lượng tái tạo, ông An cho biết Thủ tướng cũng đã chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện mức giá, huy động nguồn điện trên cơ sở giá tạm. Đã có 52/85 nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp với tổng công suất 3.155MW (chiếm tỉ lệ 67%) đã nộp hồ sơ đến EVN.

“Đã có 16 dự án hòa lưới để thí nghiệm, 5 dự án đã đủ hồ sơ (391 MW) và đủ điều kiện phát điện thương mại nên tôi tin trong vài ngày tới hoàn tất thủ tục thì sẽ đưa vào vận hành chính thức được” - ông An nói và cho biết các dự án còn lại đang tiến hành các thủ tục, kiểm tra nghiệm thu, đảm bảo yêu cầu pháp lý để cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ Online về việc Bộ Công Thương rà soát, đánh giá hiện trạng hồ sơ pháp lý của các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt với dự án có vi phạm thế nào, nhất là khi vướng mắc liên quan đến các địa phương, ông An cho biết bộ đã có văn bản chỉ đạo tháo gỡ.

Ông An nói đã quán triệt tới EVN phải tập trung tháo gỡ những vấn đề liên quan tới thẩm quyền của tập đoàn, gồm thỏa thuận đấu nối, nghiệm thu. Những thủ tục nào rườm rà, không cần thiết phải đơn giản tối đa. Trong trường hợp có cán bộ nhũng nhiễu thì sẽ xử lý, đảm bảo tinh thần làm công minh, không gây khó dễ.

Tuy vậy, với các vấn đề hoàn thiện hồ sơ pháp lý liên quan tới chủ đầu tư và các đơn vị liên quan, ông An cho rằng thực tế dự án là "muôn hình vạn trạng", nên bộ đã có văn bản đề nghị các địa phương tháo gỡ.

Bộ Công Thương: Chưa huy động điện gió, mặt trời vì có chủ đầu tư vi phạm, chưa đủ hồ sơ

Thông tin được Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) vừa phát đi, nguồn điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp chưa thể huy động là do có doanh nghiệp vi phạm chưa đáp ứng thủ tục pháp lý, hồ sơ.



Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đất nông nghiệp ở bãi sông Hồng, sông Đáy... được làm du lịch, giáo dục trải nghiệm

Tại kỳ họp thứ 25, diễn ra từ ngày 7 đến 10-7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê tại Hà Nội.

Đất nông nghiệp ở bãi sông Hồng, sông Đáy... được làm du lịch, giáo dục trải nghiệm

Rà soát, gỡ vướng cho dự án tổ hợp khách sạn, thương mại FLC tại Gia Lai

Dự án tổ hợp khách sạn, thương mại và nhà phố thương mại của Tập đoàn FLC đầu tư dở dang tại phường Diên Hồng, tỉnh Gia Lai, đang được chính quyền rà soát để tìm giải pháp gỡ vướng.

Rà soát, gỡ vướng cho dự án tổ hợp khách sạn, thương mại FLC tại Gia Lai

Chứng khoán tăng vù vù, tài sản ông Phạm Nhật Vượng thêm tỉ USD chỉ trong một ngày?

Theo cập nhật từ Forbes, ông Phạm Nhật Vượng đã nâng tổng giá trị tài sản ròng lên mức kỷ lục 11,5 tỉ USD, nhờ đà tăng ấn tượng của cổ phiếu VIC.

Chứng khoán tăng vù vù, tài sản ông Phạm Nhật Vượng thêm tỉ USD chỉ trong một ngày?

Tây Ninh xử lý hình sự 9 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong đợt cao điểm

Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh cho biết sau đợt cao điểm, sẽ tiếp tục chỉ đạo ngành quản lý thị trường phối hợp với các đơn vị liên quan nắm chắc, nhận diện những mặt hàng thường xuyên bị làm giả, xâm phạm để có giải pháp ngăn ngừa hiệu quả.

Tây Ninh xử lý hình sự 9 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong đợt cao điểm

Doanh nghiệp FDI tiếp tục đặt niềm tin vào Việt Nam

Việt Nam đang có nhiều yếu tố tạo sức hút lớn đối với dòng vốn quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.

Doanh nghiệp FDI tiếp tục đặt niềm tin vào Việt Nam

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Sau nửa đầu năm 2025, Bộ Tài chính cho biết đã giải ngân gần 270.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, tương đương gần 32,5% kế hoạch Thủ tướng giao, tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Có tin vui, không quên chuyện buồn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar