20/06/2015 06:00 GMT+7

​Thu phí xe máy để làm gì?

VÕ HƯƠNG - MINH MẪN - MẠNH KHANG
VÕ HƯƠNG - MINH MẪN - MẠNH KHANG

TTO - Nhiều người dân băn khoăn không biết số tiền thu phí xe máy có thật sự được sử dụng đúng mục đích? Phần lớn người dân ủng hộ bỏ thu phí xe máy.

Xe máy và ôtô chen chúc trên đường Cộng Hòa, Q.Tân Bình, TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng

Thu để làm gì?

Theo tiến sĩ Nguyễn Hồng Thái (ĐH Giao thông vận tải Hà Nội), nếu chỉ xét trên cơ sở khoa học, việc thu phí xe máy sẽ đóng góp vào ngân sách nhà nước nhằm duy tu, bảo dưỡng đường bộ.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Thái, người dân không đồng tình đóng phí bảo trì đường bộ đối với xe máy vì thu nhập của người Việt Nam nhìn chung còn chưa cao, nhiều loại phí cộng lại tạo thành áp lực lớn cho người dân.

“Quan trọng nhất là mục đích thu để làm gì và sẽ sử dụng phí đó ra sao?”, ông Thái nhấn mạnh.

Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp các loại phí như vệ sinh môi trường, chăm sóc cây xanh được nhiều địa phương áp dụng nhận được sự ủng hộ cao của người dân, thậm chí họ còn sẵn sàng bỏ tiền gấp rưỡi, gấp đôi để đóng góp với mong muốn được phục vụ tốt hơn.

Ngược lại, với phí bảo trì đường bộ cho xe máy, nhiều người không đồng tình vì họ không biết thu xong sẽ dùng làm gì, đem lại kết quả ra sao khi đường sá hiện nay quá kém.

“Chúng ta đã từng rất thành công trong việc xã hội hóa xây dựng giao thông nông thôn vì người dân thấy được kết quả của việc đóng phí, còn phí bảo trì đường bộ, họ vẫn hoài nghi, vì nó mơ hồ”, ông Thái nói.

Chia sẻ với TTO, ông Trần Quang Thắng (Đại biểu HĐND TP.HCM) cho rằng cách làm của nhiều nơi là cán bộ địa phương phải đến từng nhà để kê khai rồi thu phí thì quá nặng nề.

Thu phí xe máy không nhất thiết phải sử dụng toàn bộ bộ máy chính trị tập trung vào việc này và thực tế thì hiệu quả kinh tế mang lại cũng không cao, bằng chứng là nhiều địa phương đã áp dụng thu phí đạt tỉ lệ không cao.

Từ tháng 7 tới, chủ xe máy ở TP.HCM phải đóng phí bảo trì đường bộ - Ảnh: Quang Khải

Người dân ủng hộ bỏ thu phí xe máy

Theo tiến sĩ Phạm Xuân Mai (khoa kỹ thuật giao thông ĐH Bách khoa - ĐHQG TP.HCM), việc áp dụng thu phí xe máy tại nhiều thành phố lớn như TP.HCM sẽ rất khó khăn vì số lượng xe gắn máy nhiều nhưng phần lớn là của nhiều tỉnh đưa vào, điều này dẫn đến đầu tư cho công tác thu phí lớn nhưng hiệu quả mang lại không cao.

Thu phí ngay thời điểm này là chưa hợp lý, theo ông Thái, việc cần làm là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công khai, minh bạch lý do, mục đích của việc thu phí cũng như hiệu quả mà nó đem lại. Tránh trường hợp thu phí vì mục đích này nhưng lại dùng cho việc khác.

Người dân phải được giám sát toàn bộ quá trình, khi nào thấy những lợi ích mình được hưởng họ sẽ ủng hộ.

Những luận điểm của đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (Chủ tịch HĐND TP.HCM) trong cuộc về việc thu phí xe máy vào sáng ngày 18-6 nhận được sự đồng tình của nhiều bạn đọc.

Bạn Nguyễn Bích cho rằng không nên để người dân phải đóng phí khi chưa thật cần thiết và chưa công bằng. Bởi vì đường sá thì chật chội, ổ gà, ổ voi,... mà chỉ lo thu phí thì không công bằng chút nào.

“Người dân đang phải chịu nhiều loại phí, có loại phí rất vô lý. Tôi ủng hộ bỏ phí bảo trì đường bộ đối với mô tô xe máy. Lâu nay, các loại phí thu từ dân đều đổ dồn về phường xã, hầu như không có chế tài nên nhà nộp, nhà không.

Nếu phí nào dân không đồng thuận lại càng khó thu, từ đó gây bất công trong xã hội” - bạn đọc Nguyễn Văn Tuyết nói.

Tuyến đường chưa kịp nghiệm thu đã bê bối như thế này - Ảnh: T.Thái

Bạn đọc Tuyết đề xuất, nên chăng việc ban hành chủ trương thu bất cứ khoản gì cần lấy ý kiến từ cơ sở và người dân trước khi triển khai thực hiện để tránh tình trạng thiếu đồng thuận, thiếu đồng bộ như phí mô tô xe máy.

Từ thực tế địa phương mình, bạn Thanh Vân cho biết: “Việc thu phí giao cho phường, khóm cũng như người đóng phí được tự khai số lượng phương tiện nên gần như thiếu chính xác, minh bạch và công bằng. Tốt nhất là nên bỏ cái phí này đi”.

Áp dụng thu phí sử dụng đường bộ đối với mô tô, xe máy thì loại phương tiện này sẽ chịu đến sáu loại phí, lệ phí và thuế.

5 loại phí đã tiến hành thu bao gồm: lệ phí trước bạ (5% giá trị), lệ phí đăng ký, phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, phí bảo trì đường bộ 50.000-150.000 đồng/năm, thuế VAT 10% giá trị xe.

Mời bạn đọc nghe các phát biểu:

>> Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thái

>> Tiến sĩ Phạm Xuân Mai

>> Ông Trần Quang Thắng

VÕ HƯƠNG - MINH MẪN - MẠNH KHANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đi tắm khe, hai học sinh chết đuối thương tâm

Trong lúc đi tắm ở khu vực khe nước, hai học sinh ở Hà Tĩnh đã không may chết đuối thương tâm.

Đi tắm khe, hai học sinh chết đuối thương tâm

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Sau hai năm triển khai bóc xóa quảng cáo sai quy định tại TP.HCM, tình trạng tạt chất bẩn và gọi điện đe dọa, 'khủng bố' liên quan tín dụng đen đã giảm sâu, gần như không còn xuất hiện.

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Con suối trung tâm TP Biên Hòa nổi bọt trắng xóa bất thường

Suối Bà Lúa - con suối chạy qua một số khu công nghiệp ở thành phố Biên Hòa rồi đổ ra sông Đồng Nai - sủi bọt trắng xóa bất thường khiến người dân không khỏi lo lắng.

Con suối trung tâm TP Biên Hòa nổi bọt trắng xóa bất thường

Chủ tịch Nguyễn Văn Được: Vành đai 3 thiếu cát, Ban Giao thông phải nói chính xác nguyên nhân

Lo lắng dự án vành đai 3 TP.HCM bị chậm do thiếu cát, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được yêu cầu chủ đầu tư báo cáo thẳng, kỹ, không lòng vòng.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được: Vành đai 3 thiếu cát, Ban Giao thông phải nói chính xác nguyên nhân

Chợ Thủ Đức ngập nặng mỗi khi mưa, thành phố kiến nghị hai dự án hơn 5.000 tỉ đồng

Dù thực hiện nhiều giải pháp nhưng khu vực chợ Thủ Đức vẫn ngập nặng mỗi khi mưa. TP Thủ Đức kiến nghị TP.HCM chấp thuận xây dựng hai dự án giảm ngập cho chợ Thủ Đức với hơn 5.000 tỉ đồng.

Chợ Thủ Đức ngập nặng mỗi khi mưa, thành phố kiến nghị hai dự án hơn 5.000 tỉ đồng

Trình Quốc hội duyệt dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku 4 làn xe hoàn chỉnh

Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku được Chính phủ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư với chiều dài 125km, 4 làn xe hoàn chỉnh với tổng mức đầu tư 43.734 tỉ đồng.

Trình Quốc hội duyệt dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku 4 làn xe hoàn chỉnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar