01/12/2012 06:05 GMT+7

Thu phí nhạc số và quyền lợi ca sĩ

HỒNG HẠNH
HỒNG HẠNH

TT - Một số trang mạng đã tiến hành thu phí tải nhạc từ đầu tháng 11-2012. Tuy nhiên, việc thu phí này vẫn đang làm dậy sóng giới sản xuất băng đĩa lẫn ca sĩ vì những bất cập xảy ra trên thực tế.

Phóng to
Việc các trang nhạc trực tuyến chỉ thu phí tải nhạc mà không thu phí nghe nhạc khiến nhiều ca sĩ chưa đồng tình

Việc các trang nhạc trực tuyến chỉ thu phí tải nhạc mà không thu phí nghe nhạc trên mạng đã tạo nên nhiều bức xúc, đặc biệt là từ phía những ca sĩ kiêm vai trò nhà đầu tư sản xuất băng đĩa nhạc.

Nghe miễn phí thì tải làm gì?

Đó là câu hỏi của nhiều người trong giới sản xuất băng đĩa và ca sĩ có quyền và lợi ích liên quan. Ca sĩ Ánh Tuyết bày tỏ quan điểm: “Nói gì nói, trong việc này các trang mạng là nhân tố hưởng lợi nhiều nhất. Trang web lấy đĩa nhạc của ca sĩ phát trên mạng thì trang web thu được tiền quảng cáo.

Hơn nữa, trong cách thực hiện chỉ việc tải nhạc mới phải trả phí là không logic. Ở nước ngoài, nhiều trang người ta cho nghe mẫu một đoạn, nếu anh thích, anh trả tiền mua cả bài. Trả tiền xong, anh được quyền tải bài hát dạng số (MP3). Nếu muốn mua đĩa, anh trả tiền. Các nhà xuất bản và phân phối đều tham gia công việc này một cách minh bạch”.

Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng nhấn mạnh: “Sản xuất một đĩa nhạc mất chi phí tối thiểu từ 50 triệu đồng nhưng khi đĩa đó được sao chép và phát, tải miễn phí trên mạng thì ca sĩ sẽ rất khó bán được đĩa, ấy là còn chưa kể đến nạn băng đĩa lậu. Biết là khó nhưng tôi nghĩ tất cả ca sĩ đều mong muốn nhà mạng phải thanh toán chi phí sử dụng đĩa nhạc khi sử dụng chúng trên mạng của họ để thu hút người nghe. Như vậy mới đảm bảo công bằng và làm ca sĩ có thêm động lực lẫn chi phí thu hồi để làm đĩa mới phục vụ công chúng”.

Gay gắt hơn, nhạc sĩ Quốc Trung cho rằng việc đề nghị thu phí tải nhạc nói trên chỉ là một cách để “hợp thức hóa, phù phép cho những trang web đó trở nên hợp pháp thôi”. Bởi vì nghe miễn phí đủ rồi, “cần gì phải tải về máy nữa cho thêm tốn bộ nhớ”.

Đường đến đích còn xa

Ca sĩ Lệ Quyên - một trong số hiếm hoi người tiên phong đòi quyền lợi chính đáng của mình khi “tấn công” và buộc chín trang mạng đăng tải 23 ca khúc trong hai đĩa Khúc tình xưa và Tình khúc yêu thương của cô phải bồi thường. Yêu cầu của Lệ Quyên là 1.000 đồng/phí tải nhạc một bài và 500 đồng/lượt nghe.

Cô cho biết: “Đến ngày 28-11-2012 có một số trang mạng đã thể hiện thái độ nhận lỗi và bồi thường, còn một số khác vẫn cương quyết không nhận sai. Chúng tôi đang chờ quản lý cấp sở xử phạt hành chính, sau đó tiếp tục khởi kiện họ ra tòa án vào tuần đầu hoặc giữa tháng 12-2012. Tôi muốn khẳng định rằng đây là một cuộc chiến vì danh dự và sự trân trọng đối với công sức hoạt động nghệ thuật của ca sĩ. Thật ra, với các trang mạng đã nhận lỗi và đàm phán, mức bồi thường được thỏa thuận theo tinh thần tình cảm là chính vì tôi nhận thấy sự chân thành của họ. Nhiều đồng nghiệp cũng đã gọi điện chia sẻ sự đồng tình với tôi nhưng có thể vì nhiều lý do - bận rộn, e ngại gì đó - mà họ không đứng lên đòi quyền lợi chính đáng của mình”.

Chỉ còn một tháng nữa là đến thời điểm thu phí chính thức (1-1-2013) cho việc tải nhạc tại bảy website nhạc số lớn nhất VN (Zing, Nhaccuatui, Nhac.vui, Keeng, Music, Go, Yeucahat) sau khi họ đã thử nghiệm mô hình thu phí tải nhạc số với mức giá khởi điểm 1.000 đồng mỗi bài hát từ ngày 1-11-2012.

Thế nhưng việc thí điểm thu phí tải nhạc hiện vẫn còn rất nhiều bối rối vì mỗi trang web có một kiểu thu khác nhau, chỉ có một số trang web tiến hành thu phí, còn nhiều trang vẫn “nhởn nhơ” miễn phí bất chấp quyền lợi của các bên có liên quan. Ca sĩ thì chẳng biết làm thế nào để liên kết, giám sát việc thu phí tải nhạc? Nơi nào sẽ là đơn vị thứ ba đứng ra giám sát, kiểm tra độ trung thực của các nhà mạng có kinh doanh nhạc số? Ca sĩ Ánh Tuyết chia sẻ thêm sự bức xúc: “Chúng tôi chẳng thể nào kiểm soát được số lượt tải thật sự. Ai sẽ kiểm soát sự trung thực của các trang nhạc số?”.

Hàng loạt câu hỏi được đặt ra mà chưa có câu trả lời thích đáng và cũng chẳng biết đơn vị nào hay cá nhân ai sẽ trả lời. Chính vì thế mà quyền lợi của ca sĩ trong vấn đề thu phí nhạc số vẫn còn là mớ bòng bong.

HỒNG HẠNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TripleS gây phẫn nộ vì hát nhép trước chuyên gia: Chuyện không lạ trong K-pop?

Việc TripleS bị giới phê bình chỉ trích trong showcase làm dấy lên tranh cãi liệu K-pop đang 'bình thường hóa' việc không hát live đến mức tân binh có thể trình diễn hoàn toàn bằng hát nhép trước chuyên gia mà không hề e ngại phản ứng.

TripleS gây phẫn nộ vì hát nhép trước chuyên gia: Chuyện không lạ trong K-pop?

Celine Dion bất ngờ xuất hiện tại Eurovision

Celine Dion đã xuất hiện bất ngờ tại Eurovision, sau 37 năm kể từ khi giành chiến thắng tại cuộc thi âm nhạc này.

Celine Dion bất ngờ xuất hiện tại Eurovision

'Tâm thư' của HIEUTHUHAI, bé Kem mê Anh trai say hi và bình minh của công nghiệp biểu diễn

HIEUTHUHAI nói "ngày mai thể nào người ta cũng sẽ nói mấy đứa này đứng dưới mưa coi mấy thứ vô bổ. Nhưng mình nghĩ là cái hạnh phúc của mình, mình tự quyết. Không để ai ý kiến ý cò gì hết".

'Tâm thư' của HIEUTHUHAI, bé Kem mê Anh trai say hi và bình minh của công nghiệp biểu diễn

Ca sĩ Duy Mạnh ra bài hát ‘Bố chuột’ khịa hãng 'xe Mẹc'

Nghe bài ‘Bố chuột’ của Duy Mạnh khịa Mercedes-Benz Việt Nam, khán giả bình luận hài hước: Có mùi ‘Kiếp đỏ đen’, hit của ca sĩ nhiều năm trước.

Ca sĩ Duy Mạnh ra bài hát ‘Bố chuột’ khịa hãng 'xe Mẹc'

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Thị trường âm nhạc số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, các thách thức về bản quyền, nhân sự và công nghệ mới đang cản bước nghệ sĩ, ngay cả khi ca khúc của họ đạt hàng triệu lượt nghe.

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Âm nhạc của Giáo hoàng

Trong phim The Two Popes có cảnh khi Giáo hoàng Francis (lúc đó còn là Hồng y) tới gặp Giáo hoàng Benedict, hai người chuyện trò.

Âm nhạc của Giáo hoàng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar