02/02/2021 09:07 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thư Myanmar: Ngày u ám

EI EI THU
EI EI THU

TTO - Từ sáng sớm ngày 1-2, chúng tôi đã bị đánh thức theo cách không như thường lệ. Cha chồng tôi thông báo với vợ chồng tôi rằng đất nước đang có đảo chính quân sự.

Thư Myanmar: Ngày u ám - Ảnh 1.

Một người ủng hộ bà Suu Kyi tham gia tuần hành ở Bangkok, Thái Lan ngày 1-2-2021 - Ảnh: Reuters

Không thể tin những gì vừa nghe thấy, tôi vội kiểm tra trên truyền thông chính thống và hiểu rằng chuyện này đã thực sự xảy ra.

Điều khiến tôi suy sụp hơn là liều vắcxin định kỳ 6 tháng cho đứa con trai mình. "Đảo chính" có nghĩa là tôi không thể quyết định liệu có đưa thằng bé tới bệnh viện công hay không. Rốt cuộc, không còn cách nào khác, chúng tôi tới một phòng khám nhà nước lúc 10h sáng.

Chỉ một vài người cũng quyết định như tôi, và thật không may, điều này dẫn đến việc bệnh viện không tiến hành tiêm do không đủ số lượng. Y tá thông báo rằng phải quay lại vào hôm sau nếu có trên 10 người tiêm. Việc này buộc tôi phải đưa thằng bé tới một bệnh viện nhi để có vắcxin.

Trái ngược với khung cảnh vắng vẻ của phòng khám, bên ngoài là những đám đông xếp hàng dài trước các ngân hàng. Tôi đã chứng kiến người ta đổ xô đi rút tiền, và xếp hàng tại các cửa hàng bán gạo nữa.

Sự hỗn loạn này như được nâng lên khi dịch vụ Internet và mạng di động bị cắt tại nhiều nơi khắp đất nước, trước khi phần nào được khôi phục vào giữa trưa một cách hạn chế.

Thông tin tới với người dân trong khi đó bị ảnh hưởng khi các mạng truyền hình quốc gia cũng bị cắt, ngoại trừ kênh do quân đội bảo trợ. Tất cả trôi vào hoang mang, âm u và thiếu hi vọng khi được tin quân đội tuyên bố họ đang nắm quyền kiểm soát quốc gia trong một năm tới tính ngay từ lúc này.

Điểm đáng nói là tôi không tin rằng quân đội sẽ tôn trọng pháp luật vào một ngày nào đó, bởi vì nếu họ tuân thủ luật lệ họ sẽ hành động vì lợi ích của người dân và đất nước, họ sẽ không tái diễn việc này một lần nữa.

Chúng tôi không muốn quay trở lại với những ngày đen tối khi quốc gia bị cô lập vì tôi đã sinh ra trong giai đoạn đáng sợ này, và từng tràn trề hi vọng khi đất nước mở cửa vì đó là lúc chúng tôi biết rằng mình có quyền, mình dám nói mọi thứ thuộc về quyền của mình.

Điều người Myanmar lo ngại nhất chính là quay trở lại những ngày cô lập và tranh chấp. Rồi tôi sẽ phải kể với con trai mình những trải nghiệm này sao, và chúng tôi sẽ để lại di sản cho thế hệ sau bằng những điều như hiện nay? Không. Chúng tôi phải đấu tranh để ý chí của mình được tôn trọng.

Giờ đây, những gì chúng tôi mong muốn nhất là một Myanmar cởi mở, hòa bình, lấy lợi ích người dân làm gốc. Chúng tôi không muốn các lãnh đạo dân sự bị bắt bớ. Chúng tôi sát cánh với pháp luật, dân chủ và nói không với bất kỳ biểu hiện lạm dụng quyền lực nào, vì một Myanmar tươi sáng hơn.

Tổng thống Biden: 'Quân đội Myanmar phải từ bỏ quyền lực, Mỹ đang xem xét lệnh trừng phạt'

TTO - Đáng chú ý, ông Biden cũng tuyên bố Washington đang "ghi chú lại những ai đang sát cánh cùng người dân Miến Điện trong giờ phút khó khăn này". Trước khi được Nhà Trắng giải thích lại, nhiều người đã hiểu đây là thông điệp tới Trung Quốc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Myanmar

Tin cùng chuyên mục

Ông Medvedev: Ukraine có 'một cơ hội cuối cùng'

Ông Medvedev cảnh báo Ukraine có cơ hội cuối cùng để duy trì một dạng nhà nước sau khi xung đột kết thúc, khẳng định Nga vẫn sẵn sàng đàm phán.

Ông Medvedev: Ukraine có 'một cơ hội cuối cùng'

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Thông tin nói rằng cụm từ "AstraZeneca" được dịch thành "con đường tới cái chết" trên Google Dịch đang lan truyền rộng rãi, nhưng các nhà ngôn ngữ học khẳng định đây chỉ là tin đồn thêu dệt.

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Ngày 21-5, Trung Quốc lên án các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ, gọi đây là hành vi "bắt nạt", đồng thời cảnh báo sẽ có hành động đáp trả.

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Taku Eto tuyên bố từ chức sau phát ngôn gây bức xúc dư luận khi ông nói rằng mình “chưa bao giờ phải mua gạo” trong bối cảnh giá gạo tăng cao.

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’

Thái Lan siết quản lý tài sản các chùa để ngăn chặn tham nhũng

Tại cuộc họp thường niên lần thứ 13 hôm 20-5, Hội đồng Tăng già tối cao Phật giáo Thái Lan đã thông qua bốn nghị quyết quan trọng nhằm tăng cường giám sát tài chính và quản lý tài sản trong các chùa, ngăn ngừa tình trạng biển thủ công đức.

Thái Lan siết quản lý tài sản các chùa để ngăn chặn tham nhũng

Nga cảm ơn đề xuất tổ chức hòa đàm tại Vatican của Giáo hoàng Leo XIV

Hôm 20-5, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã trả lời một số câu hỏi về địa điểm tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine, bao gồm cả Vatican.

Nga cảm ơn đề xuất tổ chức hòa đàm tại Vatican của Giáo hoàng Leo XIV
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar