07/03/2012 16:56 GMT+7

Thủ lĩnh nhóm hacker LulzSec là tay trong của FBI

DUY KỲ ANH - MỸ LOAN
DUY KỲ ANH - MỸ LOAN

TTO - Kể từ khi sa lưới, Sabu - hacker được biết đến với vai trò là người lãnh đạo của nhóm hacker LulzSec - đã trở thành kẻ chỉ điểm để FBI bắt giữ những thành viên khác của nhóm tin tặc khét tiếng này.

Phóng to
Chân dung “kẻ chỉ điểm” Sabu - Ảnh: Venturebeat

Vừa qua, khi đã bắt trọn ổ LulzSec, FBI quyết định công khai danh tính của Sabu. Hacker này tên thật là Hector Xavier Monsegur, 28 tuổi, quốc tịch Mỹ gốc Puerto Rico, đang sống ở New York, đã có 2 con và hiện đang thất nghiệp.

Theo tài liệu từ một tòa án liên bang, Sabu sa lưới ngày 7-6-2011 với tội danh “tấn công vào các hệ thống máy tính”, “xúi giục tấn công vào các website chính phủ”. Ngay ngày hôm sau, Sabu được tại ngoại với số tiền bảo lãnh 50.000 USD.

Sau khi quay trở lại thế giới ảo, hacker này tiếp tục lãnh đạo nhóm LulzSec và bí mật chỉ điểm cho FBI tóm gọn những “đồng nghiệp” của mình nhằm tìm kiếm một sự khoan hồng từ pháp luật.

Phát biểu trên tờ Fox News, một quan chức FBI cho biết cách làm của FBI là cố gắng “chặt đầu con rắn LulzSec”. Kết quả, lần lượt những thành viên chủ chốt của LulzSec đã sa lưới, bao gồm: Ryan Ackroyd (biệt danh là “Kayla”) và Jake Davis (biệt danh “Topiary”), cả hai đều sống ở London, Anh; Darren Martyn (biệt danh “pwnsauce”) và Donncha O’Cearrbhail (biệt danh “palladium”), cả hai đến từ Ireland và cuối cùng là Jeremy Hammond (biệt danh “Anarchaos”) sống ở Chicago, Mỹ.

Bên cạnh vai trò thủ lĩnh của LulzSec, Sabu cũng là một thành viên có uy tín trong nhóm hacker Anonymous. Sabu có nhiệm vụ phân tích các điểm yếu trên các hệ thống máy tính để các thành viên Anonymous khác dễ bề tấn công và phá hoại.

Phóng to
LulzSec và Anonymous là hai tổ chức tin tặc bị săn lùng gắt gao trong năm qua - Ảnh: arstechnica

Bài học từ LulzSec đã làm dấy lên một mối lo ngại trong nội bộ của nhóm tin tặc khét tiếng khác là Anonymous. Người phát ngôn của nhóm này ngay lập tức trấn an thành viên của mình bằng những lời tuyên bố hùng hồn trên Twitter:

Anonymous là một lý tưởng, không phải là một tổ chức cụ thể. Nó không có thủ lĩnh, không có những người đứng đầu. Nó sẽ tiếp tục tồn tại trong và sau thời gian này”.

Đừng mơ hão. Anonymous là một lý tưởng, là một phong trào. Nó sẽ tiếp tục lớn mạnh, thích nghi và phát triển, bất kể chuyện gì xảy ra”.

Anonymous là rồng Hydra (rồng bảy đầu hoặc chín đầu trong thần thoại Hi Lạp), cứ cắt đầu đi, chúng tôi sẽ lại mọc ra hai đầu mới”.

Ngoài ra, người phát ngôn của Anonymous còn tin rằng tổ chức của mình trong sạch, không chứa những thành viên chơi trò “hai mặt” như Sabu.

LulzSec (hay Lulz Security) bắt đầu nổi danh vào giữa năm 2011 với các cuộc tấn công trực tuyến nhằm vào , CIA, , các trang web chính phủ Brazil và các dịch vụ trực tuyến như Sony, Minecraft, EVE online…

Vào cuối tháng 6-2011, sau đợt càn quét gắt gao của cảnh sát Mỹ và châu Âu, LulzSec . Nhưng sau đó, tàn dư của LulzSec vẫn gia nhập nhóm tin tặc Anonymous để tiếp tục tấn công vào website của những tổ chức mà nhóm này “không thích”.

* Nhịp Sống Số: |

DUY KỲ ANH - MỸ LOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Trang web của Trump Mobile đã xóa bỏ thông tin xuất xứ, sau nhiều tranh cãi về việc điện thoại T1 được sản xuất tại Trung Quốc.

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Bạn loay hoay giữa dòng kẹt xe, xem lại thì thấy Google Maps đã báo tắc đường từ mấy phút trước. Làm sao ứng dụng này biết trước tình hình giao thông, lại còn cập nhật gần như tức thì như vậy?

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

AI giờ có thể tự tạo mô hình học máy nhờ AutoML, công nghệ giúp tự động hóa quá trình chọn thuật toán, huấn luyện và điều chỉnh.

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

Website 'biết tất' thông tin thiết bị bạn dùng, có đáng lo?

Chỉ cần truy cập, web đã biết bạn đang dùng thiết bị gì: máy tính hay điện thoại. Bằng cách nào mà nó biết điều đó?

Website 'biết tất' thông tin thiết bị bạn dùng, có đáng lo?

CapCut và điều khoản bị tranh cãi: Quyền dữ liệu thuộc về ai?

Thời gian qua rộ tin CapCut ‘âm thầm’ cập nhật điều khoản sử dụng để giữ lại video, âm thanh và hiệu ứng do người dùng tạo ra, ngay cả khi họ chưa từng chia sẻ.

CapCut và điều khoản bị tranh cãi: Quyền dữ liệu thuộc về ai?

Google ‘đọc vị’ bạn như thế nào mỗi lần tìm kiếm?

Chỉ cần bạn vừa gõ vài chữ cái đầu, Google đã hiện ra đúng điều bạn đang định tìm. Làm thế nào mà công cụ tìm kiếm này có thể ‘đọc' được suy nghĩ của bạn?

Google ‘đọc vị’ bạn như thế nào mỗi lần tìm kiếm?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar