13/05/2025 08:44 GMT+7

Thủ đoạn buôn lậu 700 tấn quặng, đất hiếm qua Trung Quốc

Trong vụ án xảy ra tại Công ty Thái Dương có đến gần 700 tấn đất hiếm, quặng đất hiếm và tổng oxit đất hiếm đã bị ngụy trang dưới nhiều sản phẩm khác nhau để tuồn lậu qua Trung Quốc.

đất  hiếm - Ảnh 1.

Ông Đoàn Văn Huấn, chủ tịch Công ty Thái Dương, tại tòa - Ảnh: GIANG LONG

Ngày 12-5, ông Nguyễn Linh Ngọc (cựu thứ trưởng Bộ TN&MT) cùng 26 người bị TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử trong vụ án xảy ra tại Công ty Thái Dương và các đơn vị khác, liên quan vụ khai thác trái phép đất hiếm ở Yên Bái, buôn lậu sang Trung Quốc.

Ông Ngọc bị xét xử về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Ông Đoàn Văn Huấn, chủ tịch Công ty Thái Dương, bị xét xử về ba tội: vi phạm quy định về thăm dò, khai thác tài nguyên; vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; gây ô nhiễm môi trường.

"Trùm" khai thác đất hiếm mới học hết lớp 8?

Ông Huấn bị cáo buộc dùng hồ sơ chưa đủ điều kiện để xin Bộ TN&MT cấp phép khai thác khoáng sản và đã chi 500 triệu đồng "cảm ơn" ông Nguyễn Văn Thuấn (lúc đó là tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản).

Sau khi được cấp phép, từ năm 2019 - 2023, Công ty Thái Dương khai thác trái phép quặng đất hiếm và quặng sắt tại mỏ đất hiếm Yên Phú với tổng trị giá hơn 864 tỉ đồng rồi bán trái phép, thu lợi hơn 736 tỉ đồng.

Đứng trước bục khai báo trả lời thẩm vấn, ông Huấn nhiều lần nghẹn ngào, thậm chí òa khóc, khi bị chủ tọa chất vấn về những sai phạm liên quan khai thác trái phép đất hiếm.

Chủ tọa hỏi ông Huấn về các số liệu trong bản cáo trạng của viện kiểm sát, bị cáo có thường xuyên kiểm tra, nắm bắt "đầu vào, đầu ra" hay không?

Ông Huấn khóc thừa nhận đã chỉ đạo khai thác trái phép hơn 864 tỉ đồng và đã bán 736 tỉ đồng quặng đất hiếm và quặng sắt.

Ông nói "chỉ học hết lớp 8, hoàn toàn không biết gì về kế toán nên mọi hoạt động liên quan nghiệp vụ sổ sách đều giao hết cho cán bộ phụ trách" và chấp nhận con số bị cáo buộc.

Về cáo buộc bán quặng đất hiếm sau khi khai thác, ông tiếp tục biện minh "mới học hết lớp 8", bản thân hiểu biết hạn chế, có nắm được quy định cấm xuất khẩu quặng thô, nhưng cho rằng "chỉ áp dụng với việc bán ra nước ngoài, còn bán trong nước thì không sao".

Vì vậy ông đã bán quặng cho Công ty Đất hiếm Việt Nam cùng một số cá nhân người Trung Quốc.

Giấu đất hiếm trong vỏ bao gạo "chuẩn cơm mẹ nấu"

Ngoài hành vi khai thác trái phép đất hiếm, cáo trạng của viện kiểm sát còn thể hiện một lượng lớn quặng đất hiếm đã bị buôn lậu sang Trung Quốc.

Từ tháng 10 đến tháng 11-2021, ông Lưu Đức Hoa (quốc tịch Trung Quốc) đã mua 2.160 tấn quặng đất hiếm chưa được chế biến sâu với hàm lượng 14 - 17% của ông Huấn.

Ông Hoa sau đó chỉ đạo Nguyễn Thanh Đoàn, phó giám đốc Công ty Thương binh Trường Sơn, ký hợp đồng gia công làm giàu tinh quặng đất hiếm. Quặng đất hiếm sau đó được ông Hoa chuyển về Hải Phòng rồi thuê công nhân sản xuất, nâng hàm lượng đất hiếm lên 20 - 30%.

Để ngụy trang quặng đất hiếm có nguồn gốc bất hợp pháp, ông Hoa đã chỉ đạo nhân viên pha trộn thêm các hóa chất và phụ gia tạo thành hợp chất màu trắng đục.

Đáng chú ý, kết quả điều tra xác định ông còn cho đóng gói đất hiếm đã pha trộn trong các bao bì có sẵn nhãn hiệu là "Bảo Khang Rice, chuẩn cơm mẹ nấu, cơm dẻo mềm thơm đặc trưng", với mỗi bao 50kg.

Sau khi ngụy trang thành công, ông Hoa thuê doanh nghiệp ở Trung Quốc làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa. Khi khai báo để xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi là "hỗn hợp chất Oxalate", nhưng thực chất là đất hiếm.

Tiếp đó, ông Trần Đức, giám đốc Công ty TNHH Dương Liễu Logistics, được nhóm của Lưu Đức Hoa thuê làm thủ tục xuất khẩu đất hiếm dưới dạng hàng hóa "hỗn hợp chất Oxalate". Trần Đức đã nhận công việc xuất khẩu hàng hóa với chi phí từ 7 - 10 triệu đồng/cont.

Do hàng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, không xác định được chủ sở hữu nên ông Đức đã chỉ đạo nhân viên sử dụng pháp nhân Công ty Dương Liễu và Công ty NST để mở tờ khai hải quan, lập các hóa đơn thương mại hợp thức hóa nguồn gốc.

Ông này bị cáo buộc đã mở 8 tờ khai tại Chi cục Hải quan cảng Đình Vũ (Hải Phòng) khai báo xuất khẩu mặt hàng là "hỗn hợp chất Oxalate" với tổng khối lượng hơn 200 tấn, trị giá 501.950 USD.

Viện kiểm sát cáo buộc thực tế số hàng hóa này là đất hiếm đã được ông Lưu Đức Hoa pha trộn, ngụy trang để xuất khẩu trái phép sang Trung Quốc.

Cựu thứ trưởng khai "không bị ai tác động hay nhờ vả"

Thủ đoạn buôn lậu 700 tấn quặng, đất hiếm qua Trung Quốc - Ảnh 2.

Cựu thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc tại tòa - Ảnh: GIANG LONG

Tại tòa, cựu thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc khẳng định "không bị ai tác động hay nhờ vả" gì trong việc cấp phép cho Công ty Thái Dương.

Ông giải thích thêm: "Trước đó thực chất bị cáo cũng không biết Huấn, hoặc có thể gặp rồi nhưng ở đâu, làm gì thì bị cáo không nhớ".

Ông Ngọc thừa nhận khi ký giấy phép thì hồ sơ của doanh nghiệp còn thiếu, chưa phù hợp với Luật Khoáng sản, nên việc ông bị truy tố là có cơ sở.

Ông nói "rất đau xót" vì những sai phạm xảy ra.

Lợi dụng "cơ chế", buôn lậu gần 500 tấn tổng oxit đất hiếm ra nước ngoài

Một trong những khách hàng khác mua quặng đất hiếm của ông Huấn là Lưu Anh Tuấn - chủ tịch HĐQT Công ty Đất hiếm Việt Nam.

Từ 2019 - 2023, ông Tuấn mua tổng hơn 3,5 triệu kg quặng đất hiếm hàm lượng TREO (tổng oxit đất hiếm) 18 - 20% của Công ty Thái Dương.

Sau đó ông Tuấn chỉ đạo nhân viên chế biến gần 3,5 triệu kg quặng đất hiếm đã mua. Công ty Đất hiếm Việt Nam chế biến được 482.000kg tổng oxit đất hiếm hàm lượng TREO trên 95%.

Theo cáo trạng, Công ty Đất hiếm Việt Nam được nhập khẩu nguyên liệu đất hiếm với hàm lượng TREO 50 - 56% của các công ty Trung Quốc từ 2019 - 2022.

Lợi dụng "cơ chế" này, Chủ tịch Tuấn đã chỉ đạo nhân viên dùng các hợp đồng nhập khẩu để hợp thức nguồn nguyên liệu đầu vào đã mua của Công ty Thái Dương.

Sau đó Lưu Anh Tuấn chỉ đạo Đỗ Hạnh Hương (phó tổng giám đốc) cùng hai nhân viên khai báo hải quan gian dối, thực hiện thủ tục xuất khẩu 473.000kg tổng oxit đất hiếm cho 4 công ty nước ngoài ở Nhật Bản, Áo, Trung Quốc với tổng trị giá gần 380 tỉ đồng.

Chủ tịch Công ty Thái Dương buôn lậu đất hiếm òa khóc khai 'mới học hết lớp 8'

Khai tại tòa, chủ tịch Công ty Thái Dương nhiều lần khóc nức nở nói "mới học hết lớp 8, hiểu biết còn hạn chế" trước những cáo buộc khai thác trái phép, buôn lậu đất hiếm hưởng lợi bất chính 736 tỉ đồng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tạm dừng xem xét khen thưởng tổng giám đốc Công ty Cao su Sa Thầy liên quan vụ phá rừng

Huyện ủy Ia H'Drai đề nghị tỉnh Kon Tum tạm dừng xem xét khen thưởng đối với ông Đỗ Thanh Nam, phó bí thư Đảng ủy, tổng giám đốc Công ty cổ phần Cao su Sa Thầy vì để xảy ra vụ phá rừng thuộc lâm phần do công ty quản lý.

Tạm dừng xem xét khen thưởng tổng giám đốc Công ty Cao su Sa Thầy liên quan vụ phá rừng

Công an tìm cô gái bị bán qua bán lại giá 7 triệu

Diệu bị bán vào quán massage với giá 7 triệu đồng vào ngày 1-6-2024, sau một đêm thì bỏ trốn đến nay. Công an tìm Diệu để phục vụ điều tra vụ án mua bán người.

Công an tìm cô gái bị bán qua bán lại giá 7 triệu

Truy bắt 2 đối tượng cướp tài sản giữa ban ngày rồi trốn dưới vuông tôm ở Cà Mau

Công an xã Hòa Thành, tỉnh Cà Mau vừa bắt giữ hai đối tượng cướp giật tài sản giữa ban ngày của người đi đường xảy ra tại ấp Hòa Nam, xã Hòa Thành, thành phố Cà Mau.

Truy bắt 2 đối tượng cướp tài sản giữa ban ngày rồi trốn dưới vuông tôm ở Cà Mau

Vụ cho vay 1 tỉ lãi 150 triệu: Cho vay với lãi suất đặc biệt cao 5.400%/năm, lãnh 1 năm tù

Ngày 16-5, TAND TP.HCM đã xét xử và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Hồng Yến (35 tuổi) 1 năm tù về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Vụ cho vay 1 tỉ lãi 150 triệu: Cho vay với lãi suất đặc biệt cao 5.400%/năm, lãnh 1 năm tù

Chủ tịch LanQ bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 18 tỉ đồng của bảo hiểm xã hội và người dân chi trả

Ông Nguyễn Mạnh Quyền - Công ty cổ phần Y dược LanQ - cấu kết cùng đồng phạm chiếm đoạt 18,1 tỉ của BHXH tỉnh Bắc Giang và của người dân chi trả.

Chủ tịch LanQ bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 18 tỉ đồng của bảo hiểm xã hội và người dân chi trả

Cựu tổng biên tập Đồng Xuân Thụ và đồng phạm 82 lần cưỡng đoạt tài sản số tiền trên 5 tỉ đồng

Cơ quan điều tra xác định cựu tổng biên tập tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng đồng phạm đã 82 lần cưỡng đoạt tài sản của các cá nhân, doanh nghiệp với số tiền trên 5 tỉ đồng.

Cựu tổng biên tập Đồng Xuân Thụ và đồng phạm 82 lần cưỡng đoạt tài sản số tiền trên 5 tỉ đồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar