14/09/2013 06:45 GMT+7

Thời trang Việt - thiếu nhiều thứ

QUỲNH NGUYỄN thực hiện
QUỲNH NGUYỄN thực hiện

TT - Cùng với hai nhà thiết kế trẻ là Công Khanh và Trọng Nguyên, bà Minh Hạnh đã có buổi giới thiệu và trình diễn thời trang Việt Nam tại Pháp (lâu đài Chambord, tối 7-9) và Ý (lâu đài Borgome, tối 12-9).

Minh Hạnh tại vòng sơ khảo Fashion Star - Ảnh: Q.N.

Một lần nữa, sáng tạo của ba nhà thiết kế Việt Nam đã nhận được sự tán thưởng từ những vị khách châu Âu qua những bộ sưu tập cao cấp, sử dụng những chất liệu tự nhiên và kỹ thuật may thêu thủ công truyền thống, đặc sắc của Việt Nam.

Dịp này, nhà thiết kế Minh Hạnh có cuộc trò chuyện với Tuổi Trẻ về bộ sưu tập mới, về quyết định nhận lời tham gia cuộc chơi hứa hẹn nhiều gây cấn Ngôi sao thiết kế Việt Nam (Fashion Star, phát sóng lúc 20g thứ bảy hằng tuần trên kênh VTV3, bắt đầu từ ngày 19-10) cùng những trăn trở về nghề thời trang sau 20 năm “sống chết” cùng nghề.

* Lần thứ “n” giới thiệu bộ sưu tập tại Pháp cũng như các nước châu Âu, không biết lần này bà sẽ giới thiệu những gì đến khán giả phương Tây?

- Ðây là một chương trình đặc biệt trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt - Pháp. Ðịa điểm diễn vì vậy cũng vô cùng đặc biệt, chưa từng có một sự kiện thời trang nào diễn ra tại lâu đài Chambord danh tiếng này (một trong 10 tòa lâu đài đẹp nhất thế giới, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại - PV).

Riêng bộ sưu tập Phượng hoàng bay đến ánh mặt trời của tôi lần này gồm 60 mẫu trang phục cao cấp (haute couture) được thực hiện trên chất liệu lụa, thổ cẩm, đay/lanh dệt tay của người Mông (Hà Giang), ren chỉ dệt làm bằng tay của Hà Nam - Hà Nội và đặc biệt là da cá sấu - một nguồn nguyên liệu quý đang rất được giới thời trang thế giới ưa chuộng - của cơ sở Tồn Phát (Củ Chi, TP.HCM).

* Ðược biết, bà đã có phần dàn dựng rất đặc biệt cho phần trình diễn áo dài lần này?

- Những mẫu áo dài lần này là sự kết hợp giữa tà áo dài Việt Nam và các đường nét, kỹ thuật cắt may phương Tây, được 9 người mẫu Việt Nam và 10 người mẫu Pháp trình diễn. Tuy nhiên, tôi khá thích thú với ý tưởng sáu em thiếu nhi (trai + gái) Pháp và lai Việt - Pháp cùng trình diễn áo dài trên chiếc xe ngựa chân to rất nổi tiếng của Chambord.

Phóng to
Khán giả Pháp thưởng thức bộ sưu tập Phượng hoàng bay đến ánh mặt trời tại lâu đài Chambord (Pháp) hôm 7-9 - Ảnh: M.H.

* Việc bà nhận lời làm giám khảo chính cho Ngôi sao thiết kế Việt Nam có hơi bất ngờ với nhiều người. Có lý do nào đặc biệt, thưa bà?

- 20 năm trong nghề, tôi chưa bao giờ làm cái gì mang tính giải trí. Fashion Star mang khá nhiều tính giải trí của một chương trình truyền hình thực tế, nhưng một khi ban tổ chức đã mời tôi có nghĩa là họ cũng mong chờ vào một sự nghiêm túc và uy tín của một người “nói không với giải trí” như tôi. Tôi cũng nhận lời vì thật sự thích định dạng của chương trình, nơi bạn không chỉ biết đam mê, bay bổng mà còn phải biết biến niềm đam mê của mình thành những sản phẩm chất lượng, được nhiều người yêu thích và sẵn lòng bỏ tiền ra mua nó ngay sau khi bạn giới thiệu.

* Làm ra một sản phẩm để người ta tin dùng hình như là một bài toán nan giải đối với thời trang Việt Nam?

- Thời trang không phải là một sân chơi mà là một cuộc chiến đấu kiên cường lắm! Ngay trong một cuộc thi như Fashion Star, mọi người sẽ thấy điều đó. Còn thực tế thì quá rõ rồi. Chúng ta còn thiếu nhiều thứ để có thể vận hành tốt bộ máy “công nghiệp thời trang” hiệu quả. Cái thiếu lớn nhất là một đội ngũ chuyên nghiệp gồm các nhà thiết kế, nghiên cứu thị trường, tìm hiểu tâm lý tiêu dùng, tiếp thị - bán hàng...

Riêng về nhà thiết kế, dẫu chúng ta có được những người trẻ đầy sáng tạo nhưng đôi khi những sáng tạo đó chưa phải là tốt, hợp thời và mang tính xu hướng. Và cái khó thứ hai là mình không có nền công nghiệp dệt đủ đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường hay thời đại.

Lấy ví dụ ngay khi các sàn diễn thế giới đang tưng bừng với các mẫu được thiết kế từ sọc đen trắng thì thị trường vải Trung Quốc, Hàn Quốc... đã có vải chào bán khắp nơi, trong khi dệt trong nước chưa kịp xuất xưởng thước vải sọc đen trắng nào. Thông thường, nền kinh tế mũi nhọn của đất nước phải được sự hỗ trợ của chính phủ. Vì chúng ta chưa đầu tư đúng mức và chưa đủ kiên nhẫn trong đào tạo đội ngũ nên đành chấp nhận.

* Vậy bà kỳ vọng gì ở một “cuộc chơi” chưa hẳn là một sự đầu tư nghiêm túc cho tài năng trẻ như Fashion Star?

- Tôi kỳ vọng sẽ tìm thấy nhiều nhà thiết kế trẻ có ý tưởng tốt và có tính khuynh hướng cao. Thật ra, trong những thí sinh vào chung kết, tôi đã thấy có ba bốn em rất đặc biệt và vui mừng về điều đó. Tôi không biết ngoài giải thưởng ban tổ chức sẽ có những hoạt động gì để tiếp sức cho các em, nhưng riêng tôi sẽ dành cho thí sinh mà tôi cảm thấy tiềm năng nhất một học bổng trị giá 300 triệu đồng bên cạnh những cơ hội cọ xát thực tế với nghề trong những dự án xứng tầm.

QUỲNH NGUYỄN thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghệ thuật vẽ mặt độc đáo của tuồng Bình Định

Để vai diễn thật tròn trịa, những nghệ sĩ tuồng Bình Định phải dành ra hàng giờ hóa trang trước buổi diễn. Trong đó nghệ thuật vẽ mặt là cốt lõi làm nên phần hồn mỗi nhân vật.

Nghệ thuật vẽ mặt độc đáo của tuồng Bình Định

Tạm giữ hình sự người bẻ gãy ngai vàng triều Nguyễn

Công an TP Huế đã quyết định tạm giữ hình sự Hồ Văn Phương Tâm để điều tra hành vi xâm hại bảo vật quốc gia ngai vàng triều Nguyễn.

Tạm giữ hình sự người bẻ gãy ngai vàng triều Nguyễn

‘Niên lịch miền gió cát’ của kẻ không thể thiếu thiên nhiên

Tác giả, GS Aldo Leopold kể ông viết Niên lịch miền gió cát để 'chia sẻ niềm hân hoan cũng như trăn trở của một kẻ không thể sống thiếu thiên nhiên'.

‘Niên lịch miền gió cát’ của kẻ không thể thiếu thiên nhiên

Mùi bếp

Đi quanh quanh, nhớ mùi bếp, lúc nào tôi cũng dòm thử xem có khói bếp bay lên quấn quýt từ những căn bếp mà tôi đoán là thường ở phía sau những ngôi nhà, kiểu miền quê.

Mùi bếp

Chỉ đạo ‘nóng’ vụ bảo vật quốc gia ngai vàng triều Nguyễn bị bẻ gãy

Theo báo cáo của Công an phường Hương Long (quận Phú Xuân, TP Huế), Hồ Văn Phương Tâm - người bẻ gãy ngai vàng triều Nguyễn - từng bị Tòa án nhân dân quận Tân Bình (TP.HCM) ra quyết định đi cai nghiện bắt buộc.

Chỉ đạo ‘nóng’ vụ bảo vật quốc gia ngai vàng triều Nguyễn bị bẻ gãy

Ngai vàng triều Nguyễn đẹp và tinh xảo cỡ nào trước khi bị bẻ gãy?

Ngai vàng đặt tại điện Thái Hòa được đánh giá là cổ vật còn khá nguyên vẹn và quan trọng bậc nhất của vương triều Nguyễn.

Ngai vàng triều Nguyễn đẹp và tinh xảo cỡ nào trước khi bị bẻ gãy?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar