31/01/2012 04:17 GMT+7

Thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp?

DƯƠNG TUẤN HẢI
DƯƠNG TUẤN HẢI

TT - Tôi có hộ khẩu tại tỉnh K. Từ 2007-2009, tôi đi xuất khẩu lao động tại Malaysia làm thuyền viên, sau đó tôi về lại tỉnh sinh sống cho đến nay. Tôi có đến Sở Tư pháp tỉnh K để xin cấp phiếu lý lịch tư pháp, được hẹn 15 ngày, sau đó lại hẹn tiếp 45 ngày rồi vẫn không có vì cán bộ ở đó nói rằng phải gửi hồ sơ đi TP.HCM hay Hà Nội để xác minh thêm. Vậy cho hỏi hồ sơ của tôi phải mất khoảng bao lâu? Tôi nghe nói phải gửi qua Malaysia để xác minh, rất mất nhiều thời gian?

- Theo nội dung câu hỏi trên thì anh thuộc trường hợp công dân Việt Nam đã có thời gian cư trú ở nước ngoài. Do đó, theo khoản 1 điều 45, khoản 1 điều 48, điều 49, điều 52, điều 53 Luật lý lịch tư pháp (LLTP) năm 2009 thì thời hạn cấp phiếu LLTP là không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ của anh.

Thủ tục yêu cầu cấp phiếu này gồm tờ khai yêu cầu cấp phiếu LLTP, bản chụp chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, bản chụp hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú. Trong trường hợp giấy tờ kèm theo yêu cầu cấp phiếu LLTP không đầy đủ hoặc giả mạo thì sở tư pháp có quyền từ chối cấp nhưng phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.

Như vậy, đã quá thời hạn luật định mà anh chưa được cấp phiếu LLTP và Sở Tư pháp tỉnh K cũng chưa có văn bản nào từ chối cấp phiếu này cho anh, do đó anh có quyền khiếu nại đến giám đốc sở này. Thời hạn khiếu nại lần đầu là 45 ngày (trừ khi có trở ngại khách quan thì là 60 ngày), kể từ ngày hết thời hạn 20 ngày giải quyết yêu cầu cấp phiếu LLTP như đã nêu trên. Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh K có trách nhiệm giải quyết khiếu nại của anh trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu hết thời hạn này, giám đốc sở không giải quyết khiếu nại hoặc đã giải quyết khiếu nại nhưng anh không đồng ý thì anh có quyền khiếu nại đến chủ tịch UBND tỉnh K hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân tỉnh K. Trường hợp anh không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của chủ tịch UBND tỉnh K hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại (tức hết 30 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại của anh) mà chủ tịch UBND tỉnh này không giải quyết thì anh có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án nhân dân tỉnh.

DƯƠNG TUẤN HẢI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh con khi chưa đủ 18 tuổi, giờ đổi giấy khai sinh cho con sang họ cha, cần làm gì?

Tôi làm giấy khai sinh cho con năm 2023, lúc đó tôi chưa đủ 18 tuổi nên khi khai sinh chỉ có tên mẹ và con theo họ mẹ. Giờ muốn bổ sung tên cha và đổi sang họ cha, cần làm thủ tục gì?

Sinh con khi chưa đủ 18 tuổi, giờ đổi giấy khai sinh cho con sang họ cha, cần làm gì?

Người Việt công tác nước ngoài nợ thuế ở trong nước, được nhập cảnh không?

Người đang đi công tác nước ngoài khi biết mình bị tạm hoãn xuất cảnh vì thuế, họ muốn về giải quyết vụ thuế thì khi về Việt Nam có được nhập cảnh không?

Người Việt công tác nước ngoài nợ thuế ở trong nước, được nhập cảnh không?

Giáo viên nam nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con vào thời gian nghỉ hè có được nghỉ bù không?

* Tôi là giáo viên cấp II, vợ tôi sinh con khi tôi đang nghỉ hè, vậy xin hỏi tôi có được nghỉ bù sau thời gian nghỉ hè không? - Anh Hà Xuân Nhân (Quảng Ngãi)

Giáo viên nam nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con vào thời gian nghỉ hè có được nghỉ bù không?

Định cư ở nước ngoài theo diện kết hôn, muốn rút bảo hiểm xã hội 1 lần được không?

Tôi đã có visa F1 theo diện hôn phu bảo lãnh, nay tôi muốn rút một lần bảo hiểm xã hội đã đóng được 9 năm. Hiện tôi mới nghỉ việc được 1 tháng để chờ xuất cảnh.

Định cư ở nước ngoài theo diện kết hôn, muốn rút bảo hiểm xã hội 1 lần được không?

Di chúc viết tay có được công nhận không?

Bố tôi để lại bản di chúc viết tay, vậy di chúc này có hợp pháp không?

Di chúc viết tay có được công nhận không?

Ba làm di chúc để lại nhà cho tôi, chị tôi làm chứng, có được không?

Ba tôi là thương binh 1/4, khi mất có để cho tôi một căn nhà, lập di chúc bằng văn bản có công chứng.

Ba làm di chúc để lại nhà cho tôi, chị tôi làm chứng, có được không?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar