11/07/2016 08:54 GMT+7

Thôi đừng bao biện...

NGỌC HIỂN
NGỌC HIỂN

TTO - Đã đến lúc mỗi người thôi bao biện, ngưng xả rác và cúi xuống nhặt rác dưới chân mình thì đó mới là cách hành xử công bằng với môi trường, với cộng đồng.

Nhóm bạn trẻ ngồi ăn nhậu ngay bên những bãi rác ở suối Trúc - Ảnh: NGỌC HIỂN

“Ai cũng xả chứ có riêng gì tôi đâu. Nhìn đi, dọn rác ở đây thì vứt đi đâu, vứt vào bụi cây thì cũng chừng đó thôi mà”.

Nam thanh niên ngoái đầu trả lời câu hỏi “Vì sao không dọn rác?” rồi bỏ đi cùng nhóm bạn, để lại một đống thức ăn thừa ngổn ngang giữa suối Trúc (huyện Dầu Tiếng, Bình Dương).

Hàng chục nhóm bạn trẻ đến con suối này dã ngoại vào ngày 3-7 đều như thế, mang rất nhiều thức ăn, đồ uống, chai lọ... vào rừng nhưng đều phủi tay ra về. Đủ loại rác còn lại sau những cuộc ăn nhậu nằm xếp lớp, vương vãi khắp con suối. Ngay cả những lối đi luồn lách giữa rừng trúc ở hai bên suối cũng đầy rẫy rác.

Nguyễn Phú Thảo (sinh viên Trường ĐH Văn hóa TP.HCM) trở lại con suối này sau ba năm đã phải thốt lên: “Suối Trúc hoang sơ giờ đã thành con suối rác rồi”.

Còn với bà Ngô Thị Mỹ Lệ, một người bán nước cạnh con suối này, chứng kiến cảnh hằng ngày suối phải “cõng” thêm một lượng rác không nhỏ từ những nhóm học sinh, sinh viên, công nhân... lên đây vui chơi khiến bà không khỏi xót xa. “Có một cái thùng rác đó nhưng mấy đứa nhỏ có bỏ vào đâu, ai cũng ăn uống no nê rồi ném lại rác giữa suối cho khỏe mình mà chẳng nghĩ đến những người sau” - bà Lệ nói.

Ông Nguyễn Toàn Sang, chủ tịch UBND xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, cho biết xã có đặt bốn thùng rác và thuê người dọn rác vào cuối tuần, nhưng một người dọn mà có đến hàng trăm, hàng ngàn người xả.

“Làm dữ lắm mà rác vẫn còn, khổ ghê luôn. Các bạn cứ đến ăn rồi đổ vô hóc vô hẻm trong rừng, mình không ngăn được, chỉ nhắc nhở thôi nhưng nhiều người vẫn vứt, rất nan giải” - ông Sang nói.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi, các bạn trẻ đều biện minh cho hành vi xả rác của mình bằng những lý do rất đơn giản: “Không tìm ra thùng rác”, “Ai cũng vứt mà”, “Chẳng lẽ mang về lại nhà mình”, “Dơ vậy ai mà đem về được”...

Nghe những câu trả lời này, anh Nguyễn Mậu Linh, người từng chinh phục đỉnh Everest và nhiều đỉnh núi trên thế giới, cho biết những gì đang diễn ra tại suối Trúc là thực trạng chung đáng buồn khi chính người Việt không biết bảo vệ cảnh quan đẹp đẽ mà mình đang có. Theo anh Linh, nhiều du khách đang mang trong mình tâm lý đi một lần rồi thôi, không quay lại nữa nên không giữ gìn cho tương lai.

“Hành vi xả rác đó cho thấy ý thức của không ít bạn trẻ quá kém. Thử nhìn ra thế giới xem người ta ý thức cao đến chừng nào, ví dụ khi tôi leo ngọn núi Kilimanjaro (châu Phi), dù rất đông du khách quốc tế đến đây nhưng không tìm thấy một cọng rác dọc đường. Đó là do họ tự chuẩn bị các túi rác, ai thải ra cái gì đều cho vào túi đem về lại. Hơn thua nhau ở chuyện ý thức con người mà thôi” - anh Linh nói.

Rác ở suối Trúc chỉ là chuyện ở một địa phương nhưng phơi bày cả lối sống thụ động của một bộ phận giới trẻ Việt. Chỉ vì không tìm được thùng rác mà ai cũng vịn vào nhau, đổ lỗi cho nhau để bao biện hành vi xả rác của mình. Nhưng đâu chỉ là một con suối giữa rừng sâu, ngay cả ở đường phố, công viên, quảng trường... sau những đêm bắn pháo hoa rác vẫn ngập ngụa dù có thùng rác kế bên.

Xem ra, hành xử có ý thức với môi trường trong giới trẻ là một vấn đề nan giải khi không ít người vẫn còn ích kỷ, không sống vì cộng đồng. Đã đến lúc mỗi người thôi bao biện, ngưng xả rác và cúi xuống nhặt rác dưới chân mình thì đó mới là cách hành xử công bằng với môi trường, với cộng đồng.

NGỌC HIỂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chợ vải thiều ở Bắc Ninh 'gây sốt' nhờ bộ ảnh đẹp như phim trường

Có mặt tại chợ vải xã Lục Ngạn (Bắc Ninh) từ 4h30, nhiều du khách choáng ngợp trước hàng ngàn chiếc xe chở vải thiều đỏ rực.

Chợ vải thiều ở Bắc Ninh 'gây sốt' nhờ bộ ảnh đẹp như phim trường

Gen Z tẩn mẩn nặn gốm, chữa lành giữa lòng phố thị

Giữa phố xá ồn ào, xưởng gốm trên đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội mang đến không gian yên bình, chữa lành và khơi nguồn sáng tạo.

Gen Z tẩn mẩn nặn gốm, chữa lành giữa lòng phố thị

Khen thưởng nữ đại úy hải quân trả lại ví tiền cho người nước ngoài

UBND phường Nam Nha Trang (Khánh Hòa) khen thưởng đột xuất nữ đại úy hải quân vì đã có hành động nhân văn, tử tế.

Khen thưởng nữ đại úy hải quân trả lại ví tiền cho người nước ngoài

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thăm đoàn viên các xã biên giới tỉnh Gia Lai

Tại những xã ghé thăm, anh Bùi Quang Huy thăm hỏi người dân đến giải quyết thủ tục hành chính ở các trung tâm phục vụ hành chính công.

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thăm đoàn viên các xã biên giới tỉnh Gia Lai

Cha sống giả dối, di sản để lại cho con là gì?

Câu chuyện Hồng Tỷ làm bật ra câu hỏi: "Khi một người cha chọn sống bằng cách giả dối, di sản để lại cho con là gì?".

Cha sống giả dối, di sản để lại cho con là gì?

Hơn 1.000 người dân vùng cao Đà Nẵng được khám, chữa bệnh miễn phí

Từ ngày 14 đến 24-7, Thành Đoàn và Hội Liên hiệp thanh niên TP Đà Nẵng triển khai chương trình khám, chữa bệnh tại xã Bến Giằng (Đà Nẵng).

Hơn 1.000 người dân vùng cao Đà Nẵng được khám, chữa bệnh miễn phí
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar