28/08/2018 09:00 GMT+7

Thoát cửa tử lại đến trường

QUỐC NAM
QUỐC NAM

TTO - Mang căn bệnh ung thư máu suốt 5 năm qua nhưng vẫn kiên quyết không bỏ học, Trần Công Huân (phường 2, TP Đông Hà, Quảng Trị) vừa đậu vào khoa công nghệ thông tin Trường ĐH Thái Bình, phân viện tại Thừa Thiên - Huế.

Thoát cửa tử lại đến trường - Ảnh 1.

Sức khỏe bị ảnh hưởng nhiều bởi chứng ung thư máu, mấy năm qua Huân giúp mẹ những việc lặt vặt trong nhà và kèm em trai học - Ảnh: QUỐC NAM

Nợ thì nợ. Từ từ rồi cũng trả xong. Nhưng không cho con đi học để thực hiện đam mê thì món nợ ni trả suốt đời cũng không hết

Bà NGUYỄN THỊ KIM YẾN

Huân cười nhẹ nhàng: "Mình sẽ đi học đến khi nào không còn thở mới thôi".

Cứ xong một đợt điều trị là đến trường

Bà Nguyễn Thị Kim Yến, mẹ , nói trước đây Huân khỏe mạnh lắm, nhưng từ khi phát hiện bệnh, cơ thể Huân cứ yếu rồi teo lại dần. Tuy nhiên, niềm đam mê học tập của Huân thì không hề bị "teo" lại mà càng mãnh liệt hơn.

Huân vẫn nhớ rõ ngày mình bất ngờ ngất đi. Bạn cũng thấy mình mệt mỏi hơn trong những buổi học.

Khi đi xét nghiệm, máu cứ vừa được rút ra khỏi cơ thể Huân là bị đông lại. Rồi bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế thông báo Huân bị ung thư máu, bạn dừng việc học và nhập viện khẩn cấp.

"Mình buồn vì biết người mang bệnh ung thư sẽ không đoán định được thời gian sống, nhưng buồn hơn vì không được đi học" - Huân nói.

Sau bốn tháng điều trị với các loại thuốc nặng liều, Huân được về nhà và tiếp tục uống thuốc mỗi ngày. Đến đầu năm học tiếp theo, Huân gượng dậy xin mẹ đi học lại.

Huân nói sẵn sàng học lại lớp 8 dù sẽ mất đi một năm, miễn là được đi học. Thương con, mẹ chiều lòng Huân. Bà Yến cũng chỉ nghĩ miễn con tìm được chút niềm vui.

Đều đặn mỗi tháng 2 lần phải lên xe vô khoa ung bướu Bệnh viện Trung ương Huế uống thuốc cầm cự, nhưng liên tiếp nhiều năm bạn đều đạt học sinh tiên tiến.

Đến năm lên lớp 11, trong một buổi học Huân lại ngất đi và vào bệnh viện gấp. Biến chứng của ung thư đã quật ngã Huân lần nữa. Nhưng hai tuần sau Huân lại lên lớp.

Hơn một năm sau, Huân thi đại học được 17 điểm, đậu vào ngành công nghệ thông tin Trường ĐH Thái Bình phân viện tại Huế.

Cố gắng từng ngày cho con tiếp tục đi học

Nhà Huân là hộ nghèo. Sức khỏe của ba hạn chế nên chỉ thỉnh thoảng đi theo các nhóm thợ phụ hồ. Mẹ Huân nhận may và sửa áo quần tại nhà. Hai vợ chồng phải vay cả trăm triệu đồng để chữa bệnh cho Huân.

Thấy con ham học, hai vợ chồng nghèo dù đã kiệt quệ sau 5 năm chữa bệnh vẫn cố gắng từng ngày để đủ tiền cho con tiếp tục đi học.

Bà Yến nhìn tờ giấy báo của con mà lòng nghèn nghẹn. Nhưng bà nói sẽ quyết tâm cho con đi học ĐH bằng được dù sẽ vô cùng chật vật, miễn con còn đủ sức để đi.

Ngôi nhà của gia đình Huân nằm xuôi về hướng cánh đồng phía đông thành phố. Trong ngôi nhà cũ kỹ ẩm thấp này, ngoài chiếc máy may của mẹ cùng mớ vải vóc lộn xộn có thêm một "tài sản" nữa là chiếc máy vi tính ở trong góc phòng nhưng màn hình phủ bụi với phần ổ cứng của máy đã bị tháo rời.

Chiếc máy tính này được một người bà con mua đồ cũ tặng thời điểm Huân mới phát hiện bị ung thư, được một thời gian thì máy hỏng.

"Mỗi viên thuốc Huân uống để cầm cự mỗi ngày có giá khoảng 400.000 đồng. Quá đắt nên tui cũng "làm ngơ" việc sửa máy tính cho con" - bà Yến kể.

Huân luôn nhoẻn miệng cười khi trò chuyện. Huân nói muốn được làm công việc yêu thích là sáng tạo các phần mềm trong chiếc máy tính.

Bà Yến cho biết trước mắt bà sẽ đưa con vô Huế tìm chỗ trọ gần bệnh viện để Huân thuận tiện uống thuốc định kỳ hai lần mỗi tháng.

"Dù khó khăn đến mấy tui cũng sẽ gắng cho Huân đi học. Điều sợ nhất là con mất niềm tin. Tui vẫn mong cho con đạt thành mơ ước" - bà Yến nói.

145 suất học bổng cho tân sinh viên nghèo Quảng Trị

Tối 28-8, báo Tuổi Trẻ sẽ phối hợp cùng hội nghĩa tình Quảng Trị tại TP.HCM, Tỉnh đoàn, Sở Giáo dục - đào tạo, Hội khuyến học, Đài PT-TH và báo Quảng Trị trao 145 suất học bổng "" cho tân sinh viên nghèo của tỉnh này.

Trong đó, Câu lạc bộ Nghĩa tình Quảng Trị tại TP.HCM tài trợ 110 suất. 35 suất còn lại do các nhà hảo tâm thông qua Hội khuyến học tỉnh Quảng Trị đóng góp.

Mỗi suất học bổng được trao trị giá 10 triệu đồng, có năm suất đặc biệt, mỗi suất 15 triệu đồng. Tổng kinh phí dự kiến trên 1,45 tỉ đồng.

Đây là năm thứ 16 chương trình "Tiếp sức đến trường" được triển khai tại Quảng Trị và đã có hàng ngàn tân sinh viên nghèo tại tỉnh này được tiếp sức.

TTO - Hơn 20 năm trước, có một cô học sinh nhỏ bé nhà nghèo được nhận học bổng "Học trò giỏi hiếu thảo" của báo Tuổi Trẻ (nay được tiếp nối là chương trình "Tiếp sức đến trường"). Khoảnh khắc đó đã giúp cô sống đẹp, vươn lên...

QUỐC NAM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cứu người đàn ông ở Đà Nẵng bị cuốn trôi xuống kênh 30m, bám vào cành cây

Trận mưa như trút nước tối 5-7 khiến nước chảy qua đoạn đường Âu Cơ rất dữ tợn và đã cuốn một người đàn ông xuống kênh thoát nước.

Cứu người đàn ông ở Đà Nẵng bị cuốn trôi xuống kênh 30m, bám vào cành cây

Sẽ hỗ trợ hơn 500 cán bộ công đoàn nghỉ việc do sắp xếp

Lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khẳng định công đoàn sẽ bảo vệ quyền lợi của cán bộ công đoàn bị ảnh hưởng bởi sắp xếp.

Sẽ hỗ trợ hơn 500 cán bộ công đoàn nghỉ việc do sắp xếp

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Tâm lý học thể thao: Dám thua sẽ có ngày chiến thắng

Một trong những thách thức lớn nhất đối với các bậc cha mẹ hiện đại là biết chấp nhận để con sai và học từ thất bại.

Tâm lý học thể thao: Dám thua sẽ có ngày chiến thắng

Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine

Ngày 5-7, người dân thủ đô Paris đã đổ xô xuống tắm trong sông Seine khi chính quyền lần đầu tiên cho công chúng bơi tại đây kể từ năm 1923.

Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine

Thanh niên bay drone cứu người nhận bằng khen chủ tịch tỉnh Gia Lai: 'Ai cũng sẽ hành động như tôi'

Sau khi nhận bằng khen và tiền thưởng từ UBND tỉnh Gia Lai và báo Tuổi Trẻ, anh Trần Văn Nghĩa đã trích một phần đến làng Bôn Jứ, xã Ia Tul, thăm và trao tặng ba em nhỏ trong vụ việc.

Thanh niên bay drone cứu người nhận bằng khen chủ tịch tỉnh Gia Lai: 'Ai cũng sẽ hành động như tôi'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar