10/12/2005 15:01 GMT+7

Thoái hóa khớp gối

Theo Khoa học phổ thông
Theo Khoa học phổ thông

Thoái hóa khớp gối còn gọi là viêm xương khớp, thường xuất hiện ở người trên 50 tuổi. Người trẻ cũng có thể bị thoái hóa khớp nhưng thường do chấn thương khớp gối gây ra. Hai nguyên nhân còn lại là bệnh khớp biến dạng bẩm sinh và béo phì.

Đặc điểm bệnh này là lớp sụn bao bọc đầu xương bị thoái hóa, bong giộp từng mảng, lộ phần xương ra. Lớp sụn khớp có chức năng như một lớp đệm giữa hai đầu xương. Khi nó bị hư hỏng thì hai đầu xương sẽ cọ xát nhau khi cử động. Hậu quả là các triệu chứng đau, sưng, hình thành gai xương và giới hạn cử động khớp. Sụn chêm cũng bị thoái hóa, mỏng, tưa và nham nhở do bị xơ hóa. Có những trường hợp nặng mất luôn cả sụn chêm.

X-quang khớp gối sẽ thấy khe khớp hẹp lại vì lớp sụn khớp đã bị mòn hay mất đi. Hình ảnh đầu xương thường bị loãng, đồng thời trục khớp bị lệch, biến dạng vẹo trong hay vẹo ngoài. Mặt khớp bị lồi lõm bất thường. Có những gai xương và sụn khớp rải rác hai bên và trong khớp. Tùy theo mức độ bệnh mà sẽ có những hình ảnh X-quang tương ứng.

Phóng to
Khớp gối bình thường Khớp gối bị hư

Đau khớp gối là dấu hiệu than phiền chính yếu của bệnh nhân, đặc biệt khi đi đứng và khi ngồi xổm đứng dậy, khi ngồi nghỉ thì ít đau hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp lớp hoạt mạc bị viêm thì ngồi nghỉ cũng đau do phản ứng viêm khớp. Cơn đau cũng có thể lan dọc theo bờ trong xương chày. Nhiều bệnh nhân than phiền về cơn đau ở mặt trong gối, nơi bám của gân cơ chân, ấn vào đây khiến bệnh nhân đau chói. Nhiều bệnh nhân lấy tay chỉ đau ở mặt sau gối (khoeo). Họ mô tả cảm giác đau giống như bị rút gân. Điều này không lạ vì thoái hóa khớp gối có thể gây ra biến chứng co rút do mất cân bằng lực quanh khớp gối.

Gối bị co rút dần theo kiểu gối gấp nếu bệnh kéo dài. Người bệnh không thể duỗi uỡn thẳng gối được. Ta có thể đưa lọt bàn tay hay nắm tay qua dưới khoeo dù người bệnh đã duỗi gối hết sức.

Có những bệnh nhân không đau mà chỉ có sưng do viêm hoạt mạc làm tăng tiết dịch viêm vào khớp. Sưng gây cảm giác căng tức, khó chịu, đôi khi gây hạn chế tầm vận động của khớp gối, thường là động tác gấp gối (ngồi xổm).

Duỗi gối và gấp gối không hoàn toàn, đau nhức khi đi, biến dạng lệch gối là những nguyên nhân gây ra dáng đi khập khiễng của người bệnh. Khó khăn trong động tác ngồi xổm cũng ảnh hưởng nhiều cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày.

Tập luyện sau thay khớp gối nhân tạo

* Sau khi thay khớp, người bệnh cần có thời gian để thích nghi với bộ khớp mới.

* Người bệnh sẽ được tập co duỗi gối ngay sau khi mổ. Khi gối co được gần 90 độ, người bệnh cần phải tập đi (khung 4 chân), chạm nhẹ đất chân đau thường là trong 4 - 8 tuần sau mổ; sau đó, chuyển sang đi với 2 nạng trong 4 - 8 tuần nữa trước khi bỏ nạng hoàn toàn. Đối với những bệnh nhân khỏe mạnh, xương không bị xốp nhiều, thời gian dùng dụng cụ hỗ trợ có thể rút ngắn.

* Quan trọng nhất là sự phục hồi cử động co và duỗi thẳng gối của bệnh nhân. Thường với khớp nhân tạo, bệnh nhân ít khi co được sát 140 độ, thường chỉ đạt được 120 độ. Khó nhất là tập duỗi thẳng gối, cần tích cực tập luyện.

Tóm lại ba triệu chứng chính khiến người bệnh thoái hóa khớp gối phải đi khám bệnh là đau khớp, sưng khớp và hạn chế cử động khớp gối.

Điều trị nội khoa

• Nghỉ ngơi được xem là một biện pháp điều trị hàng đầu. Nguyên tắc nghỉ ngơi là tránh làm những động tác tạo ra sự tì nén lên hai mặt sụn khớp đã bị hư hỏng. Ví dụ: đi bộ, mang xách nặng, ngồi xếp bằng, quỳ gối, chạy nhảy, ngồi xuống đứng lên, ngồi xổm...

• Đi lại có nạng hay gậy: biện pháp này giúp người bệnh giảm được tải trọng đè lên khớp gối khi đi đứng.

• Thuốc kháng viêm dạng uống hay chích giúp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên sự lạm dụng thuốc này sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ tai hại, như đau dạ dày.

• Chích khớp như corticosteroid, hyaluronic acid.

• Nẹp nâng đỡ cho khớp gối.

• Thuốc điều trị sự phá hỏng mặt sụn khớp: glucosamine, chondroitin, methylsulfonyl-methane...

Điều trị phẫu thuật

Sau khi điều trị nội khoa, nếu tình trạng bệnh không cải thiện được nhiều thì các nhà chuyên môn sẽ chuyển sang điều trị bằng phẫu thuật:

• Mổ nội soi rửa sạch khớp.

• Cắt xương sửa trục trên lồi cầu xương đùi hoặc dưới mâm chày.

• Thay khớp gối bán phần.

• Tạo hình lại khớp chè đùi.

• Thay khớp gối toàn phần.

Tất cả những bệnh nhân bị thoái hóa khớp nặng đều có thể thay khớp gối nhân tạo. Mổ thay khớp gối toàn phần giúp giảm đau, phục hồi chức năng vận động của khớp gối, đạt được sự vững chắc cho khớp.

Theo Khoa học phổ thông

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

COVID-19, sốt xuất huyết gia tăng, Bộ Y tế ra công văn hỏa tốc

Trước nguy cơ gia tăng bệnh truyền nhiễm COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng, Bộ Y tế vừa có công văn hỏa tốc đẩy mạnh phòng chống dịch, mở đợt cao điểm phòng chống dịch trong tháng 6 và tháng 7.

COVID-19, sốt xuất huyết gia tăng, Bộ Y tế ra công văn hỏa tốc

Sản phẩm giảm cân Ngân 98 quảng cáo: Chỉ 1/3 hợp pháp, Bộ Y tế yêu cầu lấy mẫu kiểm nghiệm

Trước loạt nghi vấn về việc chứa chất cấm trong các sản phẩm giảm cân do DJ Ngân 98 quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội, Bộ Y tế đã yêu cầu lấy mẫu kiểm nghiệm và kiểm tra quy trình sản xuất các sản phẩm này.

Sản phẩm giảm cân Ngân 98 quảng cáo: Chỉ 1/3 hợp pháp, Bộ Y tế yêu cầu lấy mẫu kiểm nghiệm

Hơn 3.000 phụ nữ TP.HCM sinh 2 con trước tuổi 35 sắp hưởng trợ cấp 3 triệu đồng

Hơn 3.000 phụ nữ tại TP.HCM sắp nhận được khoản trợ cấp 3 triệu đồng. Chính sách khuyến khích sinh con thứ hai này đang thu hút sự quan tâm lớn.

Hơn 3.000 phụ nữ TP.HCM sinh 2 con trước tuổi 35 sắp hưởng trợ cấp 3 triệu đồng

TP.HCM: 83% mẫu giải trình tự gene ca COVID-19 là biến chủng NB.1.8.1

Kết quả giải trình tự gene của một số bệnh nhân COVID-19 ở TP.HCM có 83% mẫu là biến chủng NB.1.8.1 đang lưu hành tại nhiều nước.

TP.HCM: 83% mẫu giải trình tự gene ca COVID-19 là biến chủng NB.1.8.1

Lại thu hồi mỹ phẩm nhà Đoàn Di Băng, Bộ Y tế yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh

Ngày 24-5, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế tiếp tục có quyết định thu hồi sản phẩm liên quan đến công ty nhà Đoàn Di Băng phân phối. Cục cũng yêu cầu tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty EBC Group và Công ty VB Group.

Lại thu hồi mỹ phẩm nhà Đoàn Di Băng, Bộ Y tế yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh

Người hiến tinh trùng mang gene ung thư, sinh ra ít nhất 67 trẻ, 10 em bị bệnh

Một vụ việc gây chấn động y học châu Âu khi tinh trùng của một người hiến mang đột biến gene hiếm gây ung thư đã được dùng để thụ thai ít nhất 67 trẻ em tại 8 quốc gia, trong đó 10 bé đã mắc bệnh.

Người hiến tinh trùng mang gene ung thư, sinh ra ít nhất 67 trẻ, 10 em bị bệnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar