03/06/2022 10:02 GMT+7

Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi tên gọi quốc tế thành 'Türkiye'

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Ngày 2-6, Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) chính thức đổi tên nước thành Türkiye tại Liên Hiệp Quốc, sau khi cơ quan này chấp nhận yêu cầu đổi tên từ phía chính quyền Ankara.

Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi tên gọi quốc tế thành Türkiye - Ảnh 1.

Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) chính thức đổi tên thành Türkiye tại Liên Hiệp Quốc - Ảnh: GOOGLE MAPS

Theo báo New York Times, đây là nỗ lực lớn nhất của chính quyền Tổng thống Recep Tayyip Erdogan để thế giới gọi tên nước họ theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.

Türkiye phát âm là tur-kee-yeh. Cái tên này không mới đối với người dân Thổ Nhĩ Kỳ, vì họ đã dùng nó kể từ khi lập quốc năm 1923.

Tuy nhiên, cách viết và đọc theo kiểu "Anh hóa" là "Turkey" của Türkiye cũng phổ biến không kém. Nhiều người dân Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng cách gọi theo tiếng Anh mang ý nghĩa tiêu cực.

Chiến dịch đổi tên nước tại Liên Hiệp Quốc đã được chính quyền ông Erdogan khởi động từ tháng 12-2021.

"Quá trình chúng tôi bắt đầu, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, để nâng cao giá trị thương hiệu của đất nước mình đã hoàn thành", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu thông báo trên Twitter.

Trong lá thư trình lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, ông Cavusoglu viết: "Tôi trịnh trọng thông báo với ngài về việc sử dụng từ 'Türkiye' ở nước ngoài và chiến lược xây dựng thương hiệu, Chính phủ Cộng hòa Turkiye sẽ bắt đầu sử dụng 'Türkiye' để thay thế cho các từ như 'Turkey', "Turkei' và 'Turquie' từng được sử dụng trong quá khứ để nói đến 'Cộng hòa Turkiye'".

"Türkiye là sự đại diện và sự thể hiện tốt nhất cho nền văn hóa, nền văn minh và các giá trị của người dân Thổ Nhĩ Kỳ", ông Erdogan nói khi phát động chiến dịch đổi tên vào cuối năm ngoái.

Phát ngôn viên Liên Hiệp Quốc Stephane Dujarric cho biết Liên Hiệp Quốc đã chấp nhận sự thay đổi này, và quyết định có hiệu lực ngay khi cơ quan này nhận được yêu cầu từ phía Ankara, theo Đài CNN.

"Các quốc gia được tự do lựa chọn cách mà họ muốn được gọi tên", ông Dujarric nói.

"Đây là một nỗ lực để chứng tỏ với công chúng Thổ Nhĩ Kỳ tại quê nhà và người Thổ Nhĩ Kỳ sống tại Đức và các quốc gia châu Âu khác rằng ông Erdogan có khả năng khẳng định ý chí của ông vượt ra ngoài ranh giới chính trị của đất nước", giáo sư Mustafa Aksakal, làm việc tại ĐH Georgetown (Mỹ), bình luận.

Thái Lan đổi tên thủ đô, người phản đối nói 'Người nước ngoài đã quen gọi Bangkok rồi'

TTO - Việc Thái Lan đổi tên chính thức của thủ đô từ "Bangkok" thành "Krung Thep Maha Nakhon" đã gây ra làn sóng tranh cãi. Một số người phản đối động thái này, nhưng một số người xem là chuyện bình thường.

ANH THƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Về hoạt động chính trị của mình, tỉ phú Musk nói ông sẽ 'giảm bớt' chi tiêu chính trị trong tương lai và đã làm đủ trong lĩnh vực này.

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar