30/07/2016 15:26 GMT+7

​Thổ Nhĩ Kỳ hủy 50.000 hộ chiếu sau đảo chính

M.ANH - DUY LINH
M.ANH - DUY LINH

TTO - Sau cuộc đảo chính bất thành ngày 15-7, nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ hơn 18.000 người và hủy hộ chiếu của gần 50.000 người khác.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đang tiếp tục trấn áp sau cuộc đảo chính bất thành ngày 15-7 - Ảnh: AFP

Trả lời đài truyền hình nhà nước TRT Haber ngày 29-7, Bộ trưởng Nội vụ Efkan Ala cho biết sau đảo chính, họ đã hủy hộ chiếu của gần 50.000 người, đồng thời bắt giữ hơn 18.000 người, trong đó 9.677 người đã có lệnh bắt chính thức và đang chờ ngày ra tòa.

Cùng ngày, Bộ trưởng Lao động Suleyman Soylu cho biết họ đang điều tra 1.300 nhân viên của Bộ do nghi ngờ có liên quan đến đảo chính. 

Cũng trong ngày 29-7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan lên tiếng bác bỏ những chỉ trích của các nước phương Tây về chiến dịch trấn áp quy mô lớn do chính quyền nước này tiến hành sau vụ đảo chính ngày 15-7.

“Thái độ của nhiều nước và các quan chức của họ trước nỗ lực đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ thật đáng xấu hổ khi đang mang danh là nước dân chủ”, ông Erdogan nói.

Theo Reuters, trước hàng trăm người ủng hộ tại dinh Tổng thống ở thủ đô Ankara ngày 29-7, ông Erdogan cũng nhấn mạnh những người lo lắng cho số phận của những kẻ âm mưu đảo chính hơn là nền dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ thì không thể là bạn của Ankara.

Hội đồng châu Âu và Liên minh châu Âu cũng bị ông Erdogan chỉ trích vì thái độ lạnh nhạt khi không có một chuyến thăm cấp cao nào đến Thổ Nhĩ Kỳ để cho thấy sự đoàn kết với quốc gia luôn muốn là một phần của khối. Ông gọi những chỉ trích của khối này về các vụ bắt giữ sau đảo chính hụt “thật đáng xấu hổ”.

Sau cuộc đảo chính ngày 15-7, chính quyền Ankara cho biết có tổng cộng 237 người chết và hơn 2.100 người bị thương. Các nước đồng minh phương Tây của Thổ Nhĩ Kỳ, dù lên án vụ đảo chính, song cũng không khỏi quan ngại trước các vụ bắt bớ, trấn áp quy mô rộng sau đó.

Giám đốc Cơ quan tình báo Quốc gia Mỹ, ông James Clapper, cảnh báo các cuộc đàn áp và thanh trừng ở Thổ Nhĩ Kỳ đang gây tổn hại đến cuộc chiến chống IS ở Iraq và Syria khi nhiều quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã từng hợp tác thân cận với Mỹ trong cuộc chiến này đã bị Ankara loại bỏ.

Thổ Nhĩ Kỳ đã cải tổ mạnh mẽ bộ máy quân sự sau cuộc đảo chính, với việc sa thải gần 1.700 sĩ quan quân đội các cấp. Hàng chục ngàn cảnh sát, hiến binh, thẩm phán, công tố viên... bị tình nghi liên quan đến vụ đảo chính cũng bị sa thải.
M.ANH - DUY LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Israel nêu điều kiện ngừng bắn tạm thời ở Dải Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng một lệnh ngừng bắn tạm thời chỉ được thực hiện khi nó tạo điều kiện cho việc thả các con tin bị Hamas bắt trước đó và đang giữ tại Dải Gaza.

Thủ tướng Israel nêu điều kiện ngừng bắn tạm thời ở Dải Gaza

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Ông Trump tố Nam Phi diệt chủng người da trắng tại nước này khi gặp Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ở Phòng Bầu dục ngày 21-5.

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Ông Trump thừa nhận hậu quả của cắt giảm tài trợ nước ngoài; Mỹ nhận máy bay siêu sang Qatar tặng; Nhiều nước ngừng nhập thịt gà Brazil.

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Theo tài liệu nội bộ mà Reuters thu thập được, quân đội Mỹ sẽ thay đổi hồ sơ của những quân nhân chuyển giới và chỉ hiển thị tên khai sinh của họ như một phần trong nỗ lực loại những quân nhân này khỏi quân đội.

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar