01/06/2024 09:48 GMT+7

Thở dài, xịt nước hoa như tắm cũng bị xem là quấy rối?

Tại Nhật Bản, dù vô tình hay cố ý, thở dài và mùi cơ thể cũng bị xem là hành vi quấy rối nơi làm việc khi gây căng thẳng hoặc khiến người khác mất tập trung.

Mùi cơ thể đang được xem như một dạng quấy rối nơi công sở ở Nhật Bản - Ảnh minh họa của Getty

Mùi cơ thể đang được xem như một dạng quấy rối nơi công sở ở Nhật Bản - Ảnh minh họa của Getty

Xưa nay, Nhật Bản nổi tiếng vì cường độ làm việc khắc nghiệt khi phần đông mọi người ở công ty nhiều hơn ở nhà. Nhiều người làm công ăn lương ở đây cũng vì thế mà sẵn sàng tố cáo các hành vi quấy rối nơi làm việc nhiều hơn các nước khác, theo báo South China Morning Post (SCMP) ngày 31-5.

Nhân viên ngày càng nhận thức được đâu là quấy rối công sở

Theo báo Nikkei Asia, khiếu nại về quấy rối nơi làm việc đã lên tới 88.000 vụ vào năm 2021, tăng gấp ba lần trong 15 năm.

"Khi nhận thức về hành vi quấy rối ngày càng tăng và nhiều công ty đưa ra các biện pháp đối phó, công chúng đã nhận thức rõ hơn về vấn đề này và bắt đầu đặt câu hỏi: Đó chẳng phải cũng là hành vi quấy rối sao?", ông Kaname Murasaki, người đứng đầu một hiệp hội của Nhật Bản chuyên tư vấn giải quyết vấn đề quấy rối, nói với SCMP.

Bà Chisato Kitanaka, phó giáo sư xã hội học tại Đại học Hiroshima và là cố vấn cho văn phòng hỗ trợ giải quyết nạn quấy rối của trường, cũng đồng tình với ý kiến trên.

"Đã có sự gia tăng rõ rệt về số lượng khiếu nại mà chúng tôi nhận được, điều mà tôi tin rằng vì mọi người nhận thức rõ hơn trước đây rằng họ có quyền khiếu nại", bà nói.

Đại đa số các vụ quấy rối tại nơi làm việc ở Nhật Bản có thể được xếp vào "quấy rối quyền lực". Khoảng 95% số người tìm kiếm sự hỗ trợ từ hiệp hội của ông Kaname Murasaki đã gặp dạng này.

Khi quấy rối công sở ngày càng trở thành vấn đề nóng tại Nhật Bản, nhiều hành vi được cho là quấy rối cũng được bổ sung vào danh sách. "Các kiểu quấy rối mới và hơi khác một chút (so với người ta hay nghĩ) đang được nhiều người công nhận", ông Kaname Murasaki nói thêm.

Một trong những hành vi có thể bị coi là xúc phạm, quấy rối đồng nghiệp chính là tiếng thở dài. Nó có thể được hiểu theo hướng một người đang không hài lòng hoặc ghê tởm nên được xếp vào dạng "quấy rối tâm trạng".

Một người có thói quen vệ sinh kém hoặc sử dụng quá nhiều nước hoa có thể là thủ phạm của "quấy rối mùi".

Mùi cơ thể cũng bị xếp vào dạng quấy rối

Những người đàn ông trung niên và lớn tuổi Nhật Bản thường bị chỉ trích nặng nề vì thiếu vệ sinh cá nhân khi đến văn phòng.

Tuy nhiên gần đây, nhiều vụ khiếu nại xuất phát từ sự khác biệt văn hóa, chẳng hạn nhân viên nước ngoài sử dụng nước hoa hoặc chất khử mùi nồng nặc hơn các đồng nghiệp Nhật Bản.

"Quấy rối mùi là bất cứ một hành vi nào đó làm người khác cảm thấy khó chịu vì mùi, và điều đó có thể bao gồm mùi cơ thể, nước hoa, thuốc lá, lớp trang điểm hoặc bụi bẩn tích tụ trên quần áo của một người", ông Kaname Murasaki giải thích.

Nói tóm lại, theo ông, đó là bất kỳ mùi nào có thể gây "cản trở khả năng làm việc của người khác".

Hiệp hội của ông đã tổ chức nhiều buổi đào tạo với các công ty để nâng cao nhận thức về vấn đề này, đồng thời khuyến khích nhân viên lưu tâm đến những người xung quanh.

Mandom Corp, công ty sản xuất các sản phẩm chăm sóc cá nhân cho nam giới, đã thành lập một đội ngũ chuyên đến các công ty để tư vấn về sự quan trọng của mùi hương và cách đối phó với mùi cơ thể cũng như da nhờn. Đây là hai mối lo ngại lớn của nhân viên văn phòng khi Nhật Bản bước vào những tháng mùa hè nóng và ẩm ướt.

Ông Kaname Murasaki cũng cho biết hiệp hội của ông đang xử lý nhiều yêu cầu liên quan quấy rối tâm trạng nơi công sở. "Đây là hành động gây căng thẳng tinh thần cho người khác thông qua biểu cảm trên khuôn mặt, thở dài hoặc thái độ", ông nói.

"Thở dài là một cách tốt để giảm căng thẳng, vì vậy lời khuyên của tôi là tìm một nơi không có người và thở dài ở đó. Tất cả chúng ta đều cần chú ý không thở dài hoặc tỏ ra khó chịu để người xung quanh không hiểu lầm", ông Kaname Murasaki nêu giải pháp.

Khảo sát do công ty chuyên về nhân sự có tên Workport (trụ sở tại Tokyo) thực hiện vào tháng 3 rồi chỉ ra thực tế gần 2/3 nhân viên trẻ và cấp trung là mục tiêu "quấy rối quyền lực" của cấp trên, nhưng một nửa số đó đã phản ứng bằng cách không làm gì cả.

Khoảng 65% trong số 661 người được khảo sát cho biết họ từng là nạn nhân của sự lăng mạ và xúc phạm bằng lời nói, thành tích của họ bị phớt lờ, hoặc họ đã được giao công việc quá sức và quá khắc nghiệt.

Gần 10% tự nhận là nạn nhân bị quấy rối tình dục hoặc thể xác, và gần 5% cho biết họ đã bị hành hung hoặc bị thương tại nơi làm việc.

Nạn quấy rối tình dục trong quân đội Nhật

Nhật Bản tăng cường kêu gọi phụ nữ nhập ngũ để bảo vệ tổ quốc, nhưng quân đội nước này lại chưa có biện pháp hiệu quả để bảo vệ các nữ quân nhân khỏi nạn quấy rối tình dục trong quân đội.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Công an Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo gia đình học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng.

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Công nhân xỏ giày đi chơi thể thao, lan tỏa năng lượng tích cực

Hàng nghìn thanh niên công nhân tranh giải chạy bộ, cầu lông, diễn văn nghệ… lan tỏa năng lượng tích cực trong Ngày hội Thanh niên công nhân tại Bắc Giang.

Công nhân xỏ giày đi chơi thể thao, lan tỏa năng lượng tích cực

Giảm dọn phòng khách sạn, bớt chai nhựa, khách được tặng quà, thêm giờ

Ở Nhật, Hong Kong, Đài Loan, việc giảm dọn phòng khách sạn, giảm chai nhựa trong phòng..., khách được tặng quà, thêm giờ lưu trú. Còn ở ta?

Giảm dọn phòng khách sạn, bớt chai nhựa, khách được tặng quà, thêm giờ

'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Một khảo sát mới đây của Chính phủ Nhật Bản cho thấy hơn 1/3 người dân cảm thấy cô đơn cho dù chính phủ đã nỗ lực thực hiện các biện pháp.

'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Anh sợ một mai em buông tay, căn nhà này sẽ trống vắng không chỉ bởi thiếu đi tiếng cười.

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar