20/07/2021 09:18 GMT+7

Thợ ảnh trẻ tạm xếp máy, 'chuyển mình' giữa COVID-19

CÔNG NHẬT
CÔNG NHẬT

TTO - Do ảnh hưởng của đại dịch, nhiếp ảnh - một nghề được nhiều bạn trẻ lựa chọn theo đuổi - cũng bị tác động mạnh. "Vài tháng rồi tôi không đi chụp nữa, chủ yếu ở nhà luyện tay nghề và luyện sức khỏe", Quốc Minh (25 tuổi) cho biết.

Thợ ảnh trẻ tạm xếp máy, chuyển mình giữa COVID-19 - Ảnh 1.

Hình ảnh quen thuộc nhưng dần trở nên "xa lạ" với nhiều thợ ảnh trẻ hiện nay - Ảnh: ANH KHOA

Từ khi dịch COVID-19 quay lại, hầu hết các doanh nghiệp, công ty tổ chức sự kiện... đều tự tạm dừng những hoạt động đông người.

Lấy tiền để dành ra dùng

"Thợ chụp tất cả các mảng đều bị ảnh hưởng đáng kể nhưng nặng nhất là mảng chụp ảnh cưới, rồi đến sinh nhật, tiệc công ty... Tôi thường chụp sự kiện và chân dung nhưng vài tháng rồi chỉ lác đác vài khách. So với cùng thời điểm năm ngoái, lượng khách chỉ bằng 15%, thu nhập chỉ đủ trả tiền trọ và ăn uống dè sẻn", bạn Gia Hoàng (27 tuổi, một thợ chụp ảnh tự do) bộc bạch.

Theo Gia Hoàng, dịch bệnh kéo dài khiến cho túi tiền của khách hàng cũng trở nên eo hẹp, từ đó việc cạnh tranh, "phá giá" chụp ảnh trở nên rất phổ biến.

Còn bạn Nhật Minh (29 tuổi) tuy là nhân viên thiết kế toàn thời gian tại một hãng xe công nghệ tại TP.HCM, bạn vẫn thường nhận chụp hình nhiều dự án ngoài giờ do có chút tên tuổi trong giới. "Thu nhập của tôi giảm 70% so với năm ngoái, tôi đành rút tiền để dành ra dùng dần vì chụp ảnh chuyên nghiệp thì việc nâng cấp thiết bị là rất quan trọng. Công việc chính của tôi bị ảnh hưởng đáng kể bởi rất nhiều khách hàng, đối tác cũng không mặn mà, tạo điều kiện cho mình đến chụp như trước đây", bạn cho biết.

Tranh thủ học thêm kỹ năng

Dù thời điểm hiện tại gặp không ít "sóng gió" với nghề, Nhật Minh vẫn khẳng định sẽ theo đuổi nghiệp nhiếp ảnh đến cùng. "Cứ cầm máy ảnh lên là tôi không còn thấy mệt hay khổ gì nữa. Đại dịch, trong khía cạnh nào đó, giúp tôi nhìn lại những thiếu sót của bản thân, từ đó bổ sung các kỹ năng cần thiết cho công việc", bạn khẳng định.

Còn với Ngọc Thủy (27 tuổi, cựu sinh viên ngành mỹ thuật công nghiệp) thì khoảng thời gian giãn cách xã hội có ý nghĩa nhất định.

"Thợ chụp ảnh phải đi nhiều và cần có sức khỏe tốt để xách dụng cụ cồng kềnh, rồi lăn lê, bò trườn... Tôi là con gái nhưng thời gian qua cứ cố "gồng mình" để không mất khách hay bị cảm giác thua kém đồng nghiệp nam, thường thức xuyên đêm để xử lý ảnh kịp "deadline", rồi phải khẳng định mình với gia đình để rồi cơ thể gánh nhiều bệnh tật", Ngọc Thủy nói. Và hiện bạn có thời gian để thiền, ăn uống điều độ và căn bệnh đau bao tử, căng thẳng dần vơi nhẹ.

Vài tuần đầu sau giãn cách toàn thành phố, Gia Hoàng chỉ chơi game, xem phim, ngủ... và bạn nhận ra sự nhàn hạ tưởng sướng hóa ra tác động đáng kể đến tâm lý. "Đầu tiên chỉ là cảm giác chán nản, mệt mỏi và sau dần là thấy mất phương hướng, nghi ngờ giá trị và khả năng bản thân", bạn kể.

Và bạn buộc mình phải "khởi động" lại bản thân bằng lịch hoạt động dày đặc gồm tập thể dục, nuôi tép thủy sinh, học online và lên ý tưởng cho những bộ ảnh trong tương lai. Với bạn, tự tạo sự bận rộn trong thời gian này là giải pháp hiệu quả để giới trẻ nói chung, các thợ ảnh nói riêng duy trì niềm tin vào bản thân và con đường đang đi...

Nhận ra cái đẹp từ những điều gần gũi nhất

"Từ giai đoạn TP.HCM bị giãn cách, tôi hạn chế đi lại và chỉ chụp hình quẩn quanh các đồ vật, khu vườn trong nhà. Lúc đầu tôi thấy chán vì chỉ coi đó là một sự lựa chọn thay thế để tay nghề không bị lụt. Nhưng sau đó khi quan sát kỹ tôi dần nhận ra tóc cha mẹ bạc hơn xưa nhiều quá, đứa em thì lớn hơn hẳn so với năm trước... Và khi tôi đưa hình mình chụp cho cả nhà coi thì ai cũng cười và khen đẹp, đi khoe khắp nơi trên Facebook. Có thể "cátsê" tôi nhận về là 0 đồng, nhưng bù lại tôi đã học được cái đẹp chẳng ở đâu xa, cái đẹp đôi khi ở ngay tại chỗ chúng ta thường gọi là nhà."

QUỐC MINH

Bếp Chị Em 'Mời bà con ăn cơm' vượt qua mùa dịch

TTO - 'Không ai mong muốn phải xin cơm từ thiện ăn, nghe rất tội, nên tụi mình dùng từ "mời" để nghe thật nhẹ nhàng, để các cô chú biết rằng không ai phải đi xin ai thứ gì cả', MC Kim Thảo nói.

CÔNG NHẬT

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Các tình nguyện viên chương trình Ước mơ của Thúy đã đến các bệnh viện những ngày qua để lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư, chuẩn bị cho chương trình dịp Quốc tế Thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

UBND thành phố Huế phát động chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho người dân, học sinh và trẻ em trên địa bàn.

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Câu chuyện của một phụ nữ ở Thâm Quyến (Trung Quốc) bị từ chối hồ sơ xin việc vì ngoại hình đang dấy lên tranh cãi, buộc cơ quan chức năng sở tại vào cuộc kiểm tra công ty liên quan.

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Cuộc sống vội vã, cô bé sinh ra đã không biết mặt cha vẫn ngày ngày lặng lẽ ấp ủ một ước mơ bình dị là được tiếp tục đi học, sẽ được vào giảng đường đại học để có thể viết lại trang mới của đời mình, tạo lập cho tương lai của mình và mẹ tốt đẹp hơn.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Trở thành phiên dịch tại cuộc thi Hoa hậu sắc đẹp quốc tế (Miss Charm) từ năm 2 đại học, Phạm Thị Kiều Oanh (22 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trau dồi ngoại ngữ, chia sẻ tri thức với trẻ em vùng cao qua những lớp học tiếng Anh.

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư

Sau buổi gặp gỡ và ghi lại những điều ước của các bệnh nhi ung thư hôm 21 và 22-5, nhiều tình nguyện viên chương trình “Ước mơ của Thúy” xúc động chia sẻ mong muốn được trở lại, tự tay trao món quà cho các em.

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar