thiếu vắc xin
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh không để kéo dài tình trạng thiếu vắc xin, thiếu thuốc, vật tư tiêu hao, thiết bị, bởi từ đó dẫn đến chênh lệch giá, phát sinh tiêu cực.

Năm tháng đầu 2024, trong 11 loại vắc xin tiêm chủng cho trẻ em thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng, chỉ có 3 loại đạt chỉ tiêu, còn 8 loại vắc xin chưa đạt.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thông tin đã hoàn thành đặt hàng 10/10 loại vắc xin tiêm chủng mở rộng được sản xuất trong nước.

Sáng nay 30-12, thông tin từ Bộ Y tế cho biết đã hoàn thành thủ tục thẩm định giá vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Sau khi thẩm định giá, dự kiến sẽ sớm mua sắm vắc xin tiêm cho trẻ.

Đến chiều 28-12, ba ngày trước hạn chót tiền dành mua vắc xin tiêm chủng mở rộng 2023 phải trả lại ngân sách, giá vắc xin mới vẫn chưa được ký, đồng nghĩa với việc chưa mua được vắc xin.

Kết quả tiêm chủng vắc xin trong năm nay đã thấp hẳn so với những năm trước. Cụ thể, kết quả tiêm chủng vắc xin trong 10 tháng năm 2023 chỉ đạt được 66,4%, trong khi quy định phải đạt trên 75%.

Mặc dù Chính phủ, Quốc hội, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản nhằm tháo gỡ tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế tại các bệnh viện, thực tế bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư, người bệnh phải đi mua từ băng gạc đến kim tiêm.

Tình trạng gián đoạn vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng liên tục xảy ra suốt một năm qua. Chiều 15-12, Bộ Y tế đã có thông tin chính thức về vấn đề này.

Sáng 14-12, tại Bộ Y tế, Chính phủ Úc bàn giao 490.600 liều vắc xin DPT-VGB-Hib (vắc xin 5 trong 1) viện trợ cho Chương trình tiêm chủng mở rộng thông qua Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc.

Hiện hàng chục ngàn trẻ tại TP.HCM đang chờ vắc xin tiêm chủng mở rộng. Nếu không có vắc xin đầy đủ sẽ có nguy cơ bùng phát dịch.

Khác với tình hình thiếu vắc xin tiêm chủng mở rộng xảy ra trên diện rộng thì vắc xin dịch vụ phục vụ tiêm phòng bệnh cho trẻ lại có đầy đủ.
