29/07/2015 17:09 GMT+7

Thiếu trầm trọng nhiều loại văcxin dịch vụ

L.ANH
L.ANH

TTO - Theo ông Trần Đắc Phu, cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, dự kiến tình trạng thiếu nhiều loại văcxin dịch vụ (đặc biệt là văcxin 6 trong 1) có thể kéo dài đến hết năm 2015.

Khảo sát của Tuổi Trẻ ngày 29-7 tại phòng tiêm chủng dịch vụ thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương (131 Lò Đúc), cơ sở tiêm chủng lớn hàng đầu ở Hà Nội, cho thấy có đến 16/37 loại văcxin dịch vụ đang được sử dụng tiêm chủng dịch vụ ở đây đang hết hàng, đặc biệt trong số này là các văcxin 4 trong 1, 5 trong 1, 6 trong 1 dịch vụ, văcxin ngừa viêm gan A cho người lớn và trẻ em của Pháp, văcxin ngừa thủy đậu của Bỉ và Nhật, văcxin ngừa nhiễm trùng do phế cầu khuẩn...

Trước đó, văcxin ngừa màng não mủ do não mô cầu cũng đã hết hàng trong thời gian khoảng 2 tháng vừa qua và vừa mới có hàng lại.

Theo ông Đỗ Tuấn Đạt, giám đốc Công ty Văcxin và sinh phẩm số 1, đơn vị có hai phòng tiêm chủng dịch vụ ở Hà Nội, cách đây hơn 1 tháng do có thông tin văcxin 5 trong 1 dịch vụ sẽ về đều kể từ tháng 7-2015, cơ sở tiêm chủng của công ty đã cho đăng ký trước, nộp tiền trước và đã có khoảng 800 bé được cha mẹ “đặt cọc” để đợi tiêm văcxin 5 trong 1. Kết quả là tháng 7, phòng tiêm chủng của công ty ông chỉ được phân phối... 200 liều văc xin, chỉ đáp ứng một phần tư so với số trẻ đã nộp tiền đặt cọc để được tiêm chủng, còn so với nhu cầu thì còn xa mới đạt được.

“Chúng tôi đề phòng việc đưa văcxin ra ngoài để nâng giá nên không cho phép mua văcxin mang về hay tiêm chủng tại nhà, tất cả trẻ phải đến tiêm tại phòng tiêm chủng. Với tình hình văcxin về nhỏ giọt như thế này, chúng tôi cũng sẽ ngừng không cho đăng ký và nộp tiền trước nữa”- ông Đạt cho biết.

Do thiếu nghiêm trọng văcxin 5 và 6 trong 1 nên đã có những thời điểm giá mỗi mũi tiêm này (chủ yếu với dịch vụ tiêm tại nhà) lên tới 1,5-2 triệu đồng, gấp trên 2-3 lần so với giá niêm yết tại các cơ sở tiêm chủng.

Ngoài văcxin 5 và 6 trong 1 thiếu do nguồn cung bị gián đoạn, ông Đạt cho biết nhiều loại trong số các văcxin đang hết hàng kể trên là văcxin nhập chuyến, cần thu thập nhu cầu, gửi đơn hàng lên Cục Quản lý dược và nhập khẩu theo quy trình, nên thời gian hàng về VN và đưa ra thị trường sẽ chậm hơn so với sản phẩm có số đăng ký lưu hành.

Theo ông Trần Đắc Phu, dự kiến tình trạng thiếu nhiều loại văcxin dịch vụ (đặc biệt là văcxin 6 trong 1) có thể kéo dài đến hết năm 2015, còn văcxin 5 trong 1 dịch vụ có thể rải rác có hàng từ tháng 7 trở đi, nhưng số lượng không thể đáp ứng được nhu cầu.

“Kể từ tháng 3-2015, Bộ Y tế đã triển khai tiêm văcxin 5 trong 1 của tiêm chủng mở rộng tại điểm tiêm dịch vụ, gia đình có trẻ đến tuổi tiêm ngừa nên đưa trẻ đến tiêm theo lịch, nếu không trẻ có nguy cơ mắc các bệnh đang lưu hành như ho gà, bạch hầu...” - ông Phu khuyến cáo.

L.ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Cô gái trẻ đi khám bệnh phát hiện mất một đoạn xương chân khi chụp X-quang. Cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều rất ngạc nhiên.

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Hà Nội: Bắt nhóm cò mồi và nhân viên phòng khám

Những cò mồi lăng mạ, chửi bới các bác sĩ và người bệnh khi bệnh nhân không theo họ vào những phòng khám tư.

Hà Nội: Bắt nhóm cò mồi và nhân viên phòng khám

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

12 tuổi nhưng cân nặng 83kg, bé trai bị rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, suy hô hấp nặng khi mắc sốt xuất huyết.

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Có vẻ nghịch lý nhưng là thực tế tại nhiều bệnh viện: người bệnh khi đăng ký khám dịch vụ vẫn được chi trả một phần bảo hiểm y tế tùy danh mục.

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Đường đã được chứng minh là có nhiều tác hại với sức khỏe, nhưng cách bạn tiêu thụ đường cũng có thể mang đến những tác động khác nhau.

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?

Nhiều người bệnh mạn tính vui mừng khi Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh, nhóm bệnh được kê đơn thuốc tối đa 90 ngày.

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar