15/03/2025 10:58 GMT+7

Thiếu tình thương công bằng, cả người trưởng thành cũng mặn đắng

Không ít phụ huynh nói rằng mình luôn dành tình thương công bằng con cái. Tuy nhiên, trong cách ứng xử thường ngày, họ lại không cho con mình thấy được điều đó. Tại sao trong nhà lại có đứa được yêu nhiều, đứa yêu ít?

Những đứa con "lạc loài" trong gia đình thiếu tình thương công bằng phải làm sao?

Tuổi thơ không trọn vẹn vì thiếu tình thương công bằng

Ngoài 40 tuổi, anh Hoài Ân (ngụ Gia Nghĩa, Đắk Nông) gần đây mới biết nguồn gốc của việc anh bị cha mẹ đối xử tệ nhất, hay bị mắng chửi và không cho học đại học.

Mọi chuyện xuất phát từ một bà thầy bói nào đó đã từng phán tuổi của anh không hạp với cha mẹ, lại còn yểu mệnh. Chỉ có thể hóa giải sự xung khắc ấy bằng cách đừng để cho anh học cao hoặc thành công quá sớm. Nếu không, bản thân anh hoặc cha mẹ sẽ có một người phải chết sớm.

"Tôi buồn thì thiếu tình thương công bằng, nhưng vẫn kính trọng cha mẹ, luôn nỗ lực để vươn lên trong mọi hoàn cảnh mà không cậy dựa bất cứ ai" - anh Ân nói.

Đó cũng là tâm trạng mà chị Ngọc Anh (34 tuổi, ngụ Duyên Hải, Trà Vinh) luôn cảm thấy nặng lòng nhiều năm qua. Là chị lớn trong gia đình, chị nói mình đã quen lo liệu, gánh vác mọi thứ trong nhà từ hồi bé đến tận bây giờ.

Vậy mà không hiểu sao ít khi nào chị nhận được sự quan tâm của má. Những lời yêu thương, ngọt ngào nhất dường như má chị chỉ dành cho hai cậu con trai quý tử trong nhà mà thôi. Mỗi dịp lễ, tết các em luôn có quần áo mới, còn chị chỉ có vài bộ đồ cũ mặc suốt mấy năm trời. Thiếu tình thương công bằng, riết rồi thành quen nên cũng thấy bình thường.

Đến lúc các em có gia đình riêng thì chị vẫn là người quán xuyến mọi việc trong nhà vậy mà má chị vẫn không hài lòng. Chị kể có lần đi làm về trời mưa, sẵn tiện đường nên chị ghé thăm má. Đang lúc đói bụng chị hỏi nửa thiệt nửa chơi: "Chiều nay má có nấu gì không cho con ăn ké với!". Không ngờ má chị trả lời thẳng thừng đến lạnh lùng: "Tao có nấu dưới bếp kìa, nhưng chỉ đủ cho tụi nó (gia đình các em trai chị) thôi chứ đâu có dư mà mày đòi ăn!".

Rồi má chị quày quả bỏ vào nhà trong. Ngay lúc đó, chị đã hụt hẫng đến nghẹn lòng, bèn vội vã dầm mưa chạy một mạch gần 10 cây số để về nhà mình với hai hàng nước mắt mặn đắng.

Mỗi đứa trẻ đều có tính cách, sở thích, nhu cầu và cách thể hiện riêng. Do đó, những người làm cha mẹ hãy yêu thương những đứa con của mình một cách công bằng nhất có thể. Đừng nên so sánh con cái dưới mọi hình thức.

Đến những tổn thương tâm lý

Chuyện những đứa con bị phân biệt đối xử dẫn đến cảm giác lạc lõng ngay trong gia đình mình không hiếm. Một cuộc khảo sát gần đây ghi nhận có đến 61% số người được hỏi cho biết từng bị cha mẹ đối xử thiên vị, trong đó 29% là thường xuyên.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sự thiên vị của cha mẹ có thể có tác động xấu đến tâm lý, sự phát triển và mối quan hệ của trẻ với các thành viên gia đình. Việc lớn lên trong một gia đình mà cha mẹ đối xử không công bằng sẽ để lại những ảnh hưởng lâu dài đối với các con.

Trầm cảm, lo âu, phản ứng bất thường hoặc thậm chí gây tổn thương trong các mối quan hệ cá nhân là những nguy cơ tâm lý lớn nhất với đứa trẻ "bị bỏ rơi". Cả đứa trẻ được thiên vị và không được thiên vị đều có thể bị hội chứng lo âu về thành tích.

Chính sự thiên vị của cha mẹ khiến đứa con mà mình yêu thương dễ trở nên ích kỷ, ảo tưởng về bản thân. Đồng thời, sự bảo bọc quá mức cũng có thể gây nên sự hụt hẫng và khó tự lập khi trẻ bước vào đời. Ngược lại, những đứa trẻ không được yêu thương thường có tâm lý tiêu cực, bị bỏ rơi.

Vì cha mẹ là người gần gũi nhất với trẻ nên khi bị cha mẹ đối xử bất công, trong lòng trẻ sẽ dần hình thành tổn thương sâu sắc. Loại tổn thương này để lại "bóng đen" cho sự phát triển của trẻ, thậm chí kéo dài đến khi trưởng thành. Nó khiến trẻ cáu gắt và có phản ứng chống đối, dẫn đến khiếm khuyết nhân cách hay thậm chí là trầm cảm.

Công bằng sẽ có tất cả

Sự bất công của cha mẹ với con cái có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đó có thể là tư tưởng trọng nam khinh nữ; có khi là xu hướng cha mẹ thường yêu thương những đứa trẻ học giỏi, ngoan ngoãn và nghiêm khắc với những đứa trẻ học kém; hay yêu chiều những đứa con hòa đồng hơn những đứa trẻ hướng nội; cư xử trìu mến hơn với những đứa trẻ tình cảm và khó tính hơn với những đứa nổi loạn, cá tính. Có phụ huynh lại dành sự chú ý, kỳ vọng cho đứa con đầu lòng và yêu thương con út hơn so với con thứ.

Cha mẹ luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình trưởng thành của con cái. Cho dù thế nào đi nữa, các con đều xứng đáng nhận được tình yêu và sự chăm sóc bình đẳng. Việc cha mẹ thiếu công bằng không chỉ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái mà còn có thể gây rạn nứt tình cảm giữa anh chị em.

Trong quá trình nuôi dạy con trẻ, cần có sự công bằng trong gia đình. Cha mẹ hãy cho con cảm giác an toàn, được yêu thương đồng đều. Đó chính là sự đầu tư tốt nhất mà cha mẹ có thể dành cho con cái.

Con cái có còn là 'tấm thẻ bảo hiểm' lúc ta tuổi già?

Đã đến lúc chúng ta phải kiên định hơn với nếp nghĩ mới, nếp sống mới: Con cái không phải 'tấm thẻ bảo hiểm' lúc ta tuổi già!

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên muốn việc làm lương cao cần cải thiện kỹ năng mềm

Ngày 24-5, khoảng 30 doanh nghiệp đã trực tiếp tham gia tuyển dụng tại Ngày hội việc làm 2025, tổ chức tại Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

Sinh viên muốn việc làm lương cao cần cải thiện kỹ năng mềm

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Các tình nguyện viên chương trình Ước mơ của Thúy đã đến các bệnh viện những ngày qua để lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư, chuẩn bị cho chương trình dịp Quốc tế Thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

UBND thành phố Huế phát động chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho người dân, học sinh và trẻ em trên địa bàn.

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Câu chuyện của một phụ nữ ở Thâm Quyến (Trung Quốc) bị từ chối hồ sơ xin việc vì ngoại hình đang dấy lên tranh cãi, buộc cơ quan chức năng sở tại vào cuộc kiểm tra công ty liên quan.

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Cuộc sống vội vã, cô bé sinh ra đã không biết mặt cha vẫn ngày ngày lặng lẽ ấp ủ một ước mơ bình dị là được tiếp tục đi học, sẽ được vào giảng đường đại học để có thể viết lại trang mới của đời mình, tạo lập cho tương lai của mình và mẹ tốt đẹp hơn.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Trở thành phiên dịch tại cuộc thi Hoa hậu sắc đẹp quốc tế (Miss Charm) từ năm 2 đại học, Phạm Thị Kiều Oanh (22 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trau dồi ngoại ngữ, chia sẻ tri thức với trẻ em vùng cao qua những lớp học tiếng Anh.

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar