07/10/2020 13:24 GMT+7

Thiếu nữ bên hoa mẫu đơn của Lê Phổ lại cán mốc hơn triệu đô

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Liên tiếp những tin vui cho thị trường mỹ thuật Việt Nam khi chỉ trong vòng nửa tháng ‘Hội đình Chèm’ của Nguyễn Văn Tỵ đạt mức giá kỷ lục gần 1 triệu đôla hôm 23-9 và ngày 6-10 là ‘Thiếu nữ bên hoa mẫu đơn’ của Lê Phổ đạt 1,1 triệu đôla.

Thiếu nữ bên hoa mẫu đơn của Lê Phổ lại cán mốc hơn triệu đô - Ảnh 1.

Thiếu nữ bên hoa mẫu đơn là bức tranh thứ 3 của Lê Phổ đạt mức giá trên 1 triệu đôla trên thị trường công khai - Ảnh: Aguttes

Phiên đấu giá Họa sĩ châu Á, tác phẩm quan trọng của nhà đấu giá Aguttes (Pháp) diễn ra chiều 6-10 (tối 6-10 giờ Việt Nam) với bức tranh Jeune fille aux pivoines (Thiếu nữ bên hoa mẫu đơn) của Lê Phổ là bức "đinh" đã diễn ra rất thành công khi những bức tranh của các họa sĩ mỹ thuật Đông Dương của Việt Nam đều bán được giá cao.

Thiếu nữ bên hoa mẫu đơn (mực và màu trên lụa, 91cm x 71cm) với giá ước định từ 500.000 đến 800.000 EUR, nhưng đã được nhà đấu giá Aguttes bán 950.000 EUR, tương đương hơn 1,1 triệu đôla.

Đây là mức giá chưa bao gồm thuế, phí. Theo chuyên gia về tranh Đông Dương Ngô Kim Khôi thì ngoài mức giá gõ búa, người mua sẽ phải trả thêm 27,6% thuế và phí.

Tuy chưa phải là giá cao nhất của Lê Phổ và của tranh Việt trên thị trường công khai (năm 2017, tranh của Lê Phổ đã cán mốc triệu đôla và năm 2019 bức Khỏa thân của ông đạt mức giá kỷ lục 1,4 triệu đôla), nhưng cũng là một tin vui cho thị trường mỹ thuật Việt.

"Nó cho thấy sức hút tranh Việt Nam trên thế giới ngày càng cao, nghệ thuật Việt Nam càng ngày càng có giá", ông Ngô Kim Khôi vui mừng về bức tranh giá triệu đô mới của hội họa Việt Nam.

Tuy đã đạt mức giá cao nhưng ông Khôi thậm chí đã hi vọng bức Thiếu nữ bên hoa mẫu đơn có thể đạt mức giá cao hơn thế, phá kỷ lục của Lê Phổ năm trước.

"Đó là một bức tranh rất thú vị. Là tranh lụa mà với kỹ thuật đặc biệt của Lê Phổ, nhìn nó như tranh sơn dầu. Bức tranh có vẻ đẹp mơ màng, nét thơ mộng của Lê Phổ thể hiện đậm nét trong bức tranh đó. Bức tranh khổ lớn với lịch sử rõ ràng. Tôi đã hi vọng nó có thể phá kỷ lục giá tranh của Lê Phổ", ông Khôi nói.

Thiếu nữ bên hoa mẫu đơn của Lê Phổ lại cán mốc hơn triệu đô - Ảnh 2.

Bức tranh khắc gỗ Cò trắng cá vàng của họa sĩ Nam Sơn cũng là một trường hợp đáng chú ý tại phiên đấu giá của Auttes - Ảnh: Aguttes

Phiên đấu giá còn đấu giá nhiều bức khác của Lê Phổ, các họa sĩ Đông Dương như Nam Sơn, Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm, Nguyễn Phan Chánh, Alix Ayme (giáo sư sơn mài Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương)… và các họa sĩ Trường Mỹ thuật Gia Định như Nguyễn Anh (Nguyễn Văn Anh), Nguyễn Siên, cùng một vài họa sĩ châu Á khác.

Các tác phẩm của Mai Trung Thứ trong phiên đấu giá này cũng rất thành công khi đạt mức vài trăm ngàn EUR.

Bất ngờ là bức tranh khắc gỗ Cò trắng cá vàng của họa sĩ Nam Sơn tuy không phải tranh độc bản nhưng đã được gõ búa với giá 28.000 EUR (giá ước tính là 15.000-20.000 EUR).

Ông Ngô Kim Khôi (cháu ngoại của họa sĩ Nam Sơn) cho biết bức tranh này từng được in 100 bản, đoạt giải thưởng tại triển lãm thuộc địa tại Rome 1932, được coi như "danh thiếp" của Trường Mỹ thuật Đông Dương, nó được tặng cho khách quý tới thăm trường, trong đó có vua Bảo Đại.

Đến nay Việt Nam có 2 họa sĩ triệu đô trên thị trường mỹ thuật công khai là Lê Phổ và Tô Ngọc Vân (bức Les Désabusées (Vỡ mộng) đạt 1,1 triệu đôla trong phiên đấu giá cuối năm 2019 của Sotheby’s). Nguyễn Văn Tỵ cũng xấp xỉ 1 triệu đôla với một bức tranh được cho là một phiên bản của Hội đình Chèm trong phiên đấu giá của Drouot (Pháp) cách đây nửa tháng.

Bức tranh đạt mức kỷ lục của các tác giả Việt trên thị trường công khai tính đến nay vẫn thuộc về bức Khỏa thân (1,4 triệu đôla trong phiên đấu giá của Christie’s Hong Kong ngày 26-5-2019).

Riêng tác giả Lê Phổ đã có 3 bức tranh cán mốc hơn 1 triệu đôla trên thị trường công khai, gồm: Family Life (Đời sống gia đình) đạt gần 1,2 triệu đôla trong phiên đấu giá của Sotheby’s (Hong Kong) năm 2017, bức Khỏa thân đạt 1,4 triệu đôla tại phiên đấu giá của Sotheby’s năm 2019, và bức Thiếu nữ bên hoa mẫu đơn đạt 1,1 triệu đôla trong phiên đấu giá chiều 6-10 của Aguttes.

Bất ngờ với gánh hàng rong Hà Nội xưa trong tranh 'họa sĩ triệu đô' Lê Phổ

TTO - Ít ai ngờ, một thế giới sống động của những gánh hàng rong rảo bước khắp các phố phường Hà Nội xưa với những tiếng rao như thể một điệu hát đã từng được hiện hiện trong những bộ phác thảo đầu đời của những danh họa như Lê Phổ, Tô Ngọc Vân…

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar