27/08/2022 22:00 GMT+7

Thiếu ngủ khiến người ta sống ích kỷ hơn

MINH HẢI (Theo PLoS Biology )
MINH HẢI (Theo PLoS Biology )

TTO - Ngủ không đủ giấc không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất, tinh thần, mà thực sự còn tác động đến sự tương tác xã hội của một người.

Thiếu ngủ khiến người ta sống ích kỷ hơn - Ảnh 1.

Thiếu ngủ được rất nhiều nghiên cứu khoa học trước đây chứng minh là có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim, trầm cảm, tiểu đường và huyết áp cao - Ảnh: ANDREA PIACQUADIO / PEXELS

Trong nghiên cứu mới công bố trên tạp chí khoa học PLoS Biology, các nhà khoa học Mỹ khẳng định: một người thiếu ngủ trong thời gian dài có xu hướng thu hẹp cuộc sống của mình, sống cá nhân, tăng tính ích kỷ và giảm tương tác xã hội.

Trong khi đó, tương tác xã hội và giúp đỡ đồng loại là một trong những nền tảng của xã hội văn minh.

Để đưa ra kết luận này, nhóm các nhà khoa học từ Đại học California đã thực hiện 3 nghiên cứu riêng biệt, nhằm quan sát đánh giá tác động của việc mất ngủ đối với sự tương tác xã hội và sẵn sàng giúp đỡ người khác của mọi người.

Trong nghiên cứu đầu tiên, 24 tình nguyện viên khỏe mạnh được chụp ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI) để quét não sau tám giờ ngủ và sau một đêm không ngủ. Kết quả cho thấy các vùng não chịu trách nhiệm hình thành lý thuyết về mạng lưới tâm trí, hoạt động khi mọi người đồng cảm với người khác hoặc cố gắng hiểu mong muốn và nhu cầu của người khác, sẽ ít hoạt động hơn sau một đêm mất ngủ.

Ở nghiên cứu thứ hai, nhóm nhà khoa học đo chất lượng giấc ngủ của hơn 100 tình nguyện viên khác trong bốn đêm. Sau đó đánh giá mong muốn giúp đỡ người khác của họ, chẳng hạn như bấm thang máy cho người khác, tình nguyện giúp đỡ một người lạ bị thương trên đường. Kết quả tương tự như nghiên cứu đầu tiên, những người ngủ ít hoặc mất ngủ sẽ giảm cảm giác muốn nói chuyện và không còn sẵn lòng giúp đỡ người khác.

Nghiên cứu thứ ba tập trung vào việc khai thác cơ sở dữ liệu của 3 triệu khoản quyên góp từ thiện ở Hoa Kỳ từ năm 2001 đến năm 2016. Các nhà khoa học nhận thấy số tiền quyên góp giảm 10%. Tuy nhiên, mức giảm tiền quyên góp lại diễn ra ở thời điểm giao mùa, khi ngày trở nên dài hơn đêm. Khi đó mọi người ngủ ít hơn.

"Thông thường, khi chúng ta nghĩ về một ai đó, mạng lưới ở vùng não này sẽ làm việc khiến chúng ta hiểu nhu cầu của người đó. Chúng ta quan tâm và muốn giúp đỡ người đó. Tuy nhiên, mạng lưới này đã bị suy giảm rõ rệt chức năng khi chúng ta thiếu ngủ", tiến sĩ Eti Ben Simon (Đại học California), thành viên nhóm nhà khoa học, cho biết.

Thiếu ngủ được rất nhiều nghiên cứu khoa học trước đây chứng minh là có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim, trầm cảm, tiểu đường và huyết áp cao. Tuy nhiên, nghiên cứu mới này đã cho thấy thiếu ngủ cũng làm giảm sự tương tác xã hội cơ bản, tăng tính ích kỷ, làm suy yếu thuộc tính cơ bản của con người, khiến chúng ta mất dần tấm lòng vị tha và mong muốn sẵn sàng giúp đỡ người khác.

Theo giáo sư Matthew Walker - thành viên nhóm khoa học, kết quả nghiên cứu này đã bổ sung bằng chứng chứng minh rằng thiếu ngủ không chỉ gây hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của một người mà còn làm tổn hại đến mối liên kết giữa các cá nhân, và thậm chí là tình cảm vị tha của cả một dân tộc. Cụ thể là làm suy giảm các tương tác xã hội giữa các cá nhân. Từ đó, làm suy giảm cấu trúc vận hành của xã hội loài người, đó là sự giúp đỡ đồng loại.

Ngay cả chỉ một đêm thiếu ngủ cũng khiến cho một người trở nên mệt mỏi, dễ cáu gắt, lười giao tiếp, mất kết nối xã hội và không sẵn lòng giúp đỡ người khác.

"Hãy ngủ đủ giấc. Nếu bạn ngủ không đủ giấc, nó không chỉ làm tổn hại đến hạnh phúc của riêng bạn mà còn làm tổn hại đến hạnh phúc của toàn bộ cộng đồng xã hội quanh bạn, bao gồm cả những người xa lạ", tiến sĩ Eti Ben Simon nhấn mạnh.

Biến đổi khí hậu làm người dân toàn cầu thiếu ngủ mỗi đêm

Nghiên cứu chỉ ra rằng vào những đêm nhiệt độ cao quá 30 độ C, trung bình giấc ngủ của mọi người sẽ giảm đi 14 phút.

MINH HẢI (Theo PLoS Biology )

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chân dung nữ bác sĩ trẻ được ông Trump đề cử vị trí Tổng Y sĩ Mỹ

Việc bác sĩ Casey Means, 38 tuổi, được Tổng thống Trump đề cử vị trí quyền lực nhất ngành y tế công cộng vấp phải làn sóng phản đối từ các tổ chức y tế và truyền thông Mỹ.

Chân dung nữ bác sĩ trẻ được ông Trump đề cử vị trí Tổng Y sĩ Mỹ

Bệnh não mô cầu dễ lây lan, nguy cơ xuất hiện thêm ca cộng đồng, phòng bệnh thế nào?

Các chuyên gia nhận định bệnh não mô cầu có nguy cơ cao xuất hiện thêm các ca bệnh trong cộng đồng trong thời gian tới. Với tỉ lệ tử vong của bệnh có thể từ 8 - 15% và dễ lây lan, cần làm gì phòng bệnh?

Bệnh não mô cầu dễ lây lan, nguy cơ xuất hiện thêm ca cộng đồng, phòng bệnh thế nào?

Ông Trump nói sẽ ký sắc lệnh giảm đến 80% giá thuốc tại Mỹ

Ông Trump tuyên bố sẽ ký sắc lệnh để đưa giá thuốc bán tại Mỹ bằng với giá thấp nhất bán ở những nơi khác, theo ông có thể giảm giá thuốc từ 30 - 80%.

Ông Trump nói sẽ ký sắc lệnh giảm đến 80% giá thuốc tại Mỹ

Đại biểu tranh luận viện phí, học phí cũng phải 'cõng' thêm thuế thu nhập doanh nghiệp

Nhiều đại biểu kiến nghị với những trường học, bệnh viện cần tính toán loại bỏ khoản thu thuế thu nhập doanh nghiệp để không tạo thêm gánh nặng cho người học, người bệnh.

Đại biểu tranh luận viện phí, học phí cũng phải 'cõng' thêm thuế thu nhập doanh nghiệp

Từ ngày 1-6 dừng cấp thẻ bảo hiểm y tế giấy, người dân cần làm gì?

Từ ngày 1-6 ngành bảo hiểm xã hội sẽ không cấp thẻ bảo hiểm y tế bằng giấy cho người tham gia mà yêu cầu sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trên VssID, VNeID.

Từ ngày 1-6 dừng cấp thẻ bảo hiểm y tế giấy, người dân cần làm gì?

Quý ông 'chưa đi đến chợ đã tiêu hết tiền', làm cách nào lấy lại bản lĩnh phòng the?

Điều gì quyết định “bản lĩnh phòng the” của nam giới? Tại sao bỗng dưng lại rối loạn cương dương? Làm sao để cải thiện “chuyện ấy”?

Quý ông 'chưa đi đến chợ đã tiêu hết tiền', làm cách nào lấy lại bản lĩnh phòng the?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar