17/05/2019 15:09 GMT+7

Thiếu hormone tăng trưởng ở trẻ nhỏ

Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam
Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Thiếu hormone tăng trưởng xảy ra khi tuyến yên không sản xuất đủ hormone tăng trưởng. Thiếu hormone tăng trưởng ảnh hưởng đến trẻ nhỏ nhiều hơn là người trưởng thành.

Thiếu hormone tăng trưởng ở trẻ nhỏ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: medium.com

Tuyến yên là một tuyến nhỏ, có kích thước chỉ bằng một hạt đậu, nằm ở nền sọ và chịu trách nhiệm sản xuất ra 8 loại hormone. Thiếu hormone tăng trưởng cũng là triệu chứng của rất nhiều bệnh về gen khác, bao gồm hội chứng Turner và hội chứng Prader – Willi.

Dấu hiệu dễ nhận thấy của tình trạng này là khi trẻ không đạt được cân nặng và chiều cao chuẩn theo tuổi. Thiếu hormone tăng trưởng có thể điều trị được nếu trẻ được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến việc trẻ sẽ bị thấp hơn so với bạn bè cùng trang lứa và dẫn đến việc dậy thì muộn.

Sau giai đoạn dậy thì, cơ thể vẫn cần đến các hormone tăng trưởng. Khi bạn ở giai đoạn trưởng thành, các hormone tăng trưởng sẽ duy trì cấu trúc và quá trình trao đổi chất của cơ thể. Người trưởng thành cũng có thể bị thiếu hormone tăng trưởng, nhưng không phổ biến.

Nguyên nhân thiếu hormone tăng trưởng.

Trẻ nhỏ bị sứt môi hay hở hàm ếch thường có tuyến yên kém phát triển hơn, vì vậy, có nhiều khả năng bị thiếu hormone tăng trưởng hơn. Hormone tăng trưởng không được sản xuất ra ngay từ khi sinh có thể có nguyên nhân là do khối u ở não. Khối u này thường nằm ở vị trí của tuyến yên hoặc nằm gần vùng dưới đồi của não. Ở cả trẻ em và người lớn, những chấn thương đầu nghiêm trọng, nhiễm trùng và xạ trị cũng là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng thiếu hormone tăng trưởng.

Triệu chứng thiếu hormone tăng trưởng

Trẻ nhỏ bị thiếu hormone tăng trưởng thường sẽ thấp bé hơn so với bạn bè cùng tuổi và thường sẽ có gương mặt trông tròn và non nớt hơn. Trẻ cũng có thể sẽ mũm mĩm và có mỡ quanh vùng bụng, mặc dù tỷ lệ cơ thể của trẻ rất bình thường.

Nếu thiếu hormone tăng trưởng phát triển ở những giai đoạn sau của cuộc đời, ví dụ như sau chấn thương đầu hoặc do khối u, thì triệu chứng chính sẽ là việc dậy thì muộn. Trong một số trường hợp, việc phát triển về tình dục cũng sẽ bị trì hoãn.

Rất nhiều trẻ vị thành niên bị thiếu hormone tăng trưởng sẽ cảm thấy tự ti về bản thân mình do tình trạng phát triển kém, ví dụ như thấp bé hơn hay trưởng thành muộn hơn. Cụ thể, các bé gái có thể sẽ không phát triển ngực hoặc các bé trai sẽ không vỡ giọng khi đến tuổi, và việc này khiến chúng trở nên khác biệt với bạn bè cùng tuổi.

Một triệu chứng khác của việc hormone tăng trưởng là giảm độ vững chắc của xương. Tình trạng này có thể dẫn đến việc dễ gãy xương hơn, đặc biệt là ở người cao tuổi. Những người có lượng hormone tăng trưởng thấp có thể sẽ thường xuyên thấy mệt mỏi và có khả năng chịu đựng kém. Họ cũng sẽ nhạy cảm hơn với nhiệt độ nóng hoặc lạnh.

Một loại các triệu chứng khác về tâm lý cũng có thể xảy ra, bao gồm:

- Trầm cảm.

- Thiếu tập trung.

- Trí nhớ kém.

- Lo âu hoặc thay đổi cảm xúc.

Người trưởng thành thiếu hormone tăng trưởng thường sẽ có tỷ lệ mỡ cơ thể lớn và mỡ máu cao. Nguyên nhân không phải là do dinh dưỡng kém mà là do những thay đổi trong quá trình trao đổi chất của cơ thể vì lượng hormone tăng trưởng trong cơ thể quá thấp. Người trưởng thành thiếu hormone tăng trưởng cũng sẽ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường và tim mạch cao hơn.

Chẩn đoán thiếu hormone tăng trưởng như thế nào?

Bác sĩ sẽ khám để tìm ra các dấu hiệu thiếu hormone tăng trưởng ở trẻ nếu trẻ không đạt được cân nặng và chiều cao như tiêu chuẩn. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về mức độ phát triển của bạn khi ở tuổi dậy thì và mức độ phát triển của anh/chị/em của trẻ. Nếu nghi ngờ trẻ bị thiếu hormone tăng trưởng, rất nhiều xét nghiệm sẽ được tiến hành để đưa ra chẩn đoán xác định.

- Xét nghiệm máu có thể đo lường lượng hormone tăng trưởng và một số hormone liên quan khác trong cơ thể.

- Sụn tiếp hợp là những mô phát triển ở phần cuối xương cánh tay và cẳng chân. Sụn tiếp hợp sẽ hợp nhất với nhau khi bạn kết thúc quá trình phát triển. Chụp X-quang cánh tay của trẻ có thể chỉ ra mức độ phát triển của xương.

- Xét nghiệm chức năng thận và chức năng tuyến giáp cũng có thể xác định được việc cơ thể sản xuất và sử dụng các hormone như thế nào.

- Nếu bác sĩ nghi ngờ có khối u hoặc tổn thương tuyến yên, chụp cộng hưởng từ sẽ cung cấp cho bác sĩ thông tin chi tiết bên trong não bộ. Hormone tăng trưởng thường sẽ được kiểm tra ở người trường thành có tiền sử rối loạn tuyến yên, bị chấn thương não hoặc phẫu thuật não. Việc kiểm tra này sẽ xác định được các vấn đề xảy ra với tuyến yên là do bẩm sinh hay do chấn thương, hoặc khối u.

Điều trị thiếu hormone tăng trưởng

Từ giữa những năm 1980, hormone tăng trưởng tổng hợp đã được sử dụng trong việc điều trị. Trước đó, các bác sĩ sử dụng các hormone tăng trưởng tự nhiên từ các tử thi để điều trị tình trạng này.

Hormone tăng trưởng có thể được đưa vào cơ thể bằng đường tiêm, thường là tiêm vào các mô mỡ của cơ thể, ví dụ như ở sau cánh tay, sau đùi hoặc mông. Hiệu quả điều trị cao nhất khi được điều trị bằng biện pháp này hàng ngày.

Các tác dụng phụ của việc tiêm hormone tăng trưởng rất nhỏ, nhưng có thể bao gồm:

- Đỏ tại vùng tiêm.

- Đau đầu.

- Đau hông.

- Cong vẹo cột sống.

Trong những trường hợp hiếm gặp, tiêm hormone tăng trưởng thời gian dài có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, đặc biệt là ở những người có tiền sử gia đình bị tiểu đường hoặc một số các vấn đề sức khoẻ khác...

Điều trị lâu dài

Trẻ nhỏ bị thiếu hormone tăng trưởng bẩm sinh có thể được điều trị bằng hormone tăng trưởng cho đến tuổi dậy thì. Thông thường, trẻ có quá ít hormone tăng trưởng khi còn nhỏ sẽ bắt đầu sản xuất ra đủ lượng hormone tăng trưởng cần thiết một cách tự nhiên khi bước vào tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, một số trẻ sẽ vẫn cần phải được điều trị suốt đời. Bác sĩ có thể sẽ giúp bạn xác định xem có cần tiếp tục tiêm hormone tăng trưởng nữa không bằng việc kiểm soát lượng hormone có trong máu.


Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các sở y tế tỉnh thành và các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm đối với sản phẩm chống nắng.

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

Thời điểm đại dịch COVID-19 xuất hiện đầu năm 2020 tại Việt Nam, những người tiếp xúc gần 2m đã thuộc diện nghi nhiễm và phải cách ly, người bệnh phải cách ly 14 ngày. Còn hiện nay, việc thực hiện cách ly COVID-19 như thế nào?

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn

Mỗi năm, sốt xuất huyết lại bùng phát vào mùa mưa khiến hàng ngàn trẻ em phải nhập viện, nhiều ca trở nặng nguy hiểm tính mạng. Bà con mình cần làm ngay ba việc quan trọng.

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn

Ký sinh trùng chui lên đường mật nguy hiểm ra sao?

Đau hạ sườn phải sau khi ăn uống, bệnh gì? Ký sinh trùng ngoi lên đường mật tạo sỏi. Sỏi đúc khuôn đường mật gây biến chứng ung thư, làm sao ngăn ngừa?

Ký sinh trùng chui lên đường mật nguy hiểm ra sao?

Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện chuẩn bị khu cách ly COVID-19

Bộ Y tế chiều 19-5 cho biết, hiện nay trên thế giới đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 gia tăng tại một số quốc gia như Brazil, Anh, Thái Lan…

Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện chuẩn bị khu cách ly COVID-19

Estrogen thúc đẩy cơ thể sản sinh opioid giảm đau sau chấn thương

Hormone sinh dục nữ estrogen và progesterone có thể giúp giảm đau, theo phát hiện từ một nghiên cứu trên động vật do Live Science đăng tải.

Estrogen thúc đẩy cơ thể sản sinh opioid giảm đau sau chấn thương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar