27/11/2018 10:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thiết bị mới giúp người liệt soạn văn bản bằng ý nghĩ

MINH HẢI
MINH HẢI

TTO - Các nhà khoa học Mỹ vừa phát triển thành công thiết bị cho phép người bị liệt sử dụng suy nghĩ của mình để thực hiện một số hành động mà trước đó chưa bao giờ nghĩ có thể làm được.

Thiết bị mới giúp người liệt soạn văn bản bằng ý nghĩ - Ảnh 1.

Khi được gắn vào đầu và kết nối với một máy tính bảng, người bị liệt chân tay có thể sử dụng ý nghĩ của mình để soạn thảo, gửi tin nhắn văn bản - Ảnh: BrainGate Collaboration

Kết quả nghiên cứu được các nhà khoa học từ Đại học Brown, Trung tâm Y tế Providence VA, Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và Đại học Stanford (Mỹ) thực hiện và công bố trên tạp chí khoa học Plos One.

Theo đó, ba tình nguyện viên bị liệt tham gia thử nghiệm. Một con chip được gọi là BrainGate, có kích thước chỉ bằng một viên aspirin trang bị 100 điện cực được cấy vào vùng vỏ não vận động của họ.

Chip này gửi tín hiệu đến một máy tính, nơi phát hiện và thực hiện tác vụ cụ thể. Máy tính này sẽ "tự động" soạn thảo đoạn văn bản theo lệnh từ ý nghĩ người dùng. Mỗi lệnh được gửi đến máy tính bảng thông qua kết nối Bluetooth, có nghĩa "ý nghĩ" của người dùng chíp hoạt động như một con chuột không dây.

Khi được gắn vào đầu và kết nối với một máy tính bảng, người bị liệt chân tay có thể sử dụng ý nghĩ của mình để soạn thảo, gửi tin nhắn văn bản một cách cơ bản, thậm chí là chơi một bản nhạc piano đơn giản.

Ngoài ra, họ có thể sử dụng các ứng dụng email, trò chuyện và chia sẻ video phổ biến, kiểm tra thời tiết, xem video trên YouTube và mua sắm trực tuyến.

Đặc biệt, một trong ba tình nguyện viên còn có thể chơi "bản giao hưởng số 9" nổi tiếng của Beethoven trên một ứng dụng piano kỹ thuật số.

"Một trong những tình nguyện viên nói với chúng tôi vào lúc bắt đầu thử nghiệm rằng cô ấy thực sự muốn chơi nhạc một lần nữa. Và thật tuyệt vời là cô ấy đã làm được", Tiến sĩ Paul Nuyujukian, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Với việc sử dụng chip BrainGate, những người tham gia có thể thực hiện tới 22 "lệnh" trong mỗi phút. Trong việc dùng ứng dụng văn bản, chẳng hạn như Google Hangouts và tin nhắn văn bản cơ bản, họ có thể nhập tối đa 30 ký tự mỗi phút.

Trước đó, chip BrainGate đã chứng minh sự thành công của công nghệ này khi giúp một phụ nữ bị liệt tự pha và uống cà phê chỉ bằng những suy nghĩ của mình.

Các nhà nghiên cứu tin rằng BrainGate có ý nghĩa quan trọng đối với những bệnh nhân bị liệt và những người bị câm. Nó không chỉ giúp người bệnh tăng khả năng tương tác với gia đình, bạn bè mà còn mở ra những con đường mới cho việc phát triển bản thân, sống có ích cho xã hội của họ.

TTO - Bằng cách chèn một thiết bị công nghệ mới vào cột sống giúp khuếch đại tín hiệu từ bộ não đến chân, các nhà khoa học Thụy Sĩ đã giúp một người bị liệt có thể đi lại.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Máy đo hơi thở giúp phát hiện dấu hiệu bệnh

Các nhà khoa học tạo ra thiết bị có thể phát hiện dấu hiệu bệnh trong hơi thở con người thay cho các xét nghiệm máu, nước tiểu hay nước bọt.

Máy đo hơi thở giúp phát hiện dấu hiệu bệnh

Phát minh loại bê tông 'tự vá'

Loại bê tông tự vá nhờ ánh sáng và vi sinh vật được xem là bước tiến mang tính cách mạng, có thể giảm mạnh chi phí sửa chữa công trình và kéo dài tuổi thọ hạ tầng lên hàng thế kỷ.

Phát minh loại bê tông 'tự vá'

Đột phá trong chẩn đoán ung thư: Miếng dán siêu nhỏ thay thế sinh thiết

Trong phẫu thuật não, việc dán miếng dán này lên vùng nghi ngờ có thể cho kết quả trong vòng 20 phút.

Đột phá trong chẩn đoán ung thư: Miếng dán siêu nhỏ thay thế sinh thiết

Mỹ lập kỷ lục truyền điện không dây bằng tia laser

Cơ quan dự án nghiên cứu tiên tiến quốc phòng Mỹ (DARPA) vừa lập kỷ lục mới trong công nghệ truyền tải điện không dây.

Mỹ lập kỷ lục truyền điện không dây bằng tia laser

Tạo ra võng mạc nhân tạo biến mù lòa thành 'siêu thị lực'

Các nhà khoa học tạo ra loại võng mạc nhân tạo sử dụng nguyên tố hiếm teluri, giúp phục hồi thị lực cho chuột, khỉ bị mù, thậm chí nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại.

Tạo ra võng mạc nhân tạo biến mù lòa thành 'siêu thị lực'

Bút thông minh phát hiện chính xác người mắc bệnh Parkinson

Chiếc bút thông minh này có khả năng phân biệt người mắc bệnh Parkinson và người không mắc bệnh với độ chính xác trung bình lên tới 96,22%.

Bút thông minh phát hiện chính xác người mắc bệnh Parkinson
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar