05/03/2020 11:08 GMT+7

Thi viết 'Tôi chọn nghề' Lần 2: Khi thành công, gia đình sẽ thấu hiểu

ĐẶNG ĐÔNG HẢI DUY
ĐẶNG ĐÔNG HẢI DUY

TTO - LTS: Mất cha mẹ từ nhỏ, Đặng Đông Hải Duy (20 tuổi, Cần Thơ) phải bươn chải vừa học vừa làm, rồi táo bạo chọn ngã rẽ quyết định cho cuộc đời mình. Bức thư tay với nét chữ rất đẹp của Duy gửi đến báo Tuổi Trẻ khiến nhiều người xúc động.

Thi viết Tôi chọn nghề Lần 2: Khi thành công, gia đình sẽ thấu hiểu - Ảnh 1.

Đặng Đông Hải Duy và bài thi viết tay gửi tới cuộc thi “Tôi chọn nghề” - Ảnh: THÁI TRINH

27-6 là ngày tôi kết thúc kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Trong gần một tháng chờ đợi kết quả, tôi trăn trở rất nhiều liệu mình có đậu vào ngôi trường ĐH hàng đầu, liệu rằng mình có thật sự đam mê với ngành học đã đăng ký hay lựa chọn chỉ do áp lực từ gia đình, dòng họ? 

Rồi tôi cũng đã ghi tên mình vào danh sách lớp văn học của Trường ĐH Cần Thơ với số điểm khá cao khi đó là 20,25.

Những câu hỏi ám ảnh

Gia đình hai bên nội, ngoại đều tự hào, nhưng tôi vẫn có cảm giác hình như mình không thực sự đam mê với con đường đã chọn.

Mới tám tuổi, tôi đã mồ côi cha mẹ. Tôi sống với ông bà ngoại từ nhỏ và dựa vào những đồng tiền ít ỏi của anh hai tôi lao động chân tay, cho tôi ăn học tới hôm nay. 

Năm đầu tiên trên giảng đường, tôi vất vả làm rất nhiều công việc, từ may gia công cho một xưởng nhỏ gần nơi ở đến chạy hàng chục cây số mỗi ngày giao hàng, rồi làm phục vụ cho một quán cà phê gần trường... chỉ để trang trải cho cuộc sống sinh viên khó khăn của mình.

Những ngày học ĐH, tôi lại bị ám ảnh những câu hỏi: Liệu rằng mình có đi đúng con đường, liệu rằng cố gắng của mình như thế có ý nghĩa gì? Tôi đã sụt mất 5kg cho việc học và làm mà không đem về thành tích nào nổi trội.

Chán nản từ từ, tôi lao vào đi làm thêm kiếm tiền cho gia đình mà không màng gì việc học. Rồi cái gì đến cũng đến, cuối học kỳ 2 năm nhất, tôi nợ 2 môn và điểm tổng kết chỉ nằm ở tốp trung bình. Tôi bắt đầu suy sụp: Nên tiếp tục hay dừng lại? Tương lai của mình rồi sẽ đi về đâu?

Ngã rẽ cuộc đời

Đến đầu tháng 7-2019, tôi quyết định táo bạo sẽ chuyển ngành, chuyển trường bởi không thể học khi không phù hợp đam mê. Đúng vào thời gian đó, Trường cao đẳng Du lịch Cần Thơ tuyển sinh, tôi đã không chần chừ mà nộp hồ sơ ứng tuyển ngay vào ngành quản trị nhà hàng khách sạn, bởi đây là ngành tôi thực sự yêu thích trước kia mà vì nhiều lý do tôi không thể lựa chọn.

Khi cân nhắc vào trường, tôi cũng thắc mắc rất nhiều: Vì sao mới năm đầu trường lại cho thẳng vào chuyên ngành? Tại sao trường lại có học phí khá thấp, liệu ra trường có việc làm không? Tại sao trường chỉ đào tạo trong vòng hai năm rưỡi? 

Dần dần những câu hỏi trong tôi cũng được giải đáp, tôi đã hiểu rõ hơn về ngôi trường mà mình đang theo học và tin tưởng với đam mê của mình.

Cũng phải nói rằng tôi quyết định táo bạo khi chuyển ngành, chuyển trường mà chưa cho gia đình tôi biết. Tôi nghĩ đến khi tôi có được thành công, gia đình sẽ thật sự hiểu và thông cảm cho tôi. 

Hiện tại, tôi đang từng ngày cố gắng chứng minh định kiến phải vào ĐH mọi giá mới thành công và có thể tạo ra nhiều tiền. Với tôi, thành công là dựa vào đam mê nghề nghiệp, vào thực lực cá nhân chứ không phải trên con đường ĐH mới có.

Tôi tự nhủ tôi không hẳn mong muốn sau này mình sẽ thành công rực rỡ, mà chỉ muốn khẳng định rằng đam mê nghề nghiệp - một đam mê không bao giờ bị dập tắt. Tôi không hẳn mong muốn sau này mình giàu sang, tôi chỉ muốn có cuộc sống an bình với những gì mình đã chọn, có một cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc với những nghề mà mình có.

Và tôi mong gia đình thấu hiểu quyết định của tôi...

Một trường 66 bài thi

Tuần qua, ban tổ chức cuộc thi "Tôi chọn nghề" nhận được gói bưu phẩm chứa 66 bài viết của các học sinh Trường THPT Nguyễn Huệ (Đại Từ, Thái Nguyên). Cho đến hiện tại, đây là số lượng tham gia kỷ lục từ một đơn vị dự thi.

Cô Cao Thị Hiền - phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ - chia sẻ ngay khi biết thông tin về cuộc thi "Tôi chọn nghề", nhà trường nhanh chóng triển khai đến các giáo viên chủ nhiệm và các thầy cô trong bộ môn văn vận động các em tham gia.

Nhà trường đã chấm vòng sơ loại, rồi mới chọn ra các bài thi đặc sắc nhất và phù hợp với tiêu chí gửi về báo Tuổi Trẻ. "Trường cũng có riêng những giải thưởng để khuyến khích các em tham gia" - cô Hiền nói.

Cô Hiền cho biết thêm thầy cô trong trường luôn chú trọng vấn đề hướng nghiệp cho các em, đặc biệt là học sinh lớp 12. Do đó, các em luôn tự tin lựa chọn theo định hướng của mình vào đại học hoặc vào các trường nghề, tùy theo đam mê và năng lực.

TRỌNG NHÂN

Bài dự thi "Tôi chọn nghề" không quá 1.500 chữ và phải để tên thật, địa chỉ của nhân vật, số điện thoại để ban tổ chức liên lạc khi cần thiết.

Thời gian nhận bài dự thi đến hết ngày 31-3-2020. Gửi bài qua địa chỉ email [email protected] hoặc địa chỉ Ban giáo dục - khoa học báo Tuổi Trẻ, số 60A Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Ghi rõ dự thi "Tôi chọn nghề".

Giải thưởng: giải nhất 30 triệu đồng, giải nhì 20 triệu đồng, giải ba 10 triệu đồng và năm giải khuyến khích mỗi giải 5 triệu đồng.

Thi viết Tôi chọn nghề: Mỉm cười sau 15 năm tìm đam mê

TTO - Tôi bước vào đời sinh viên tại TP.HCM năm 2000, hành trang lúc ấy chỉ văng vẳng lời trách của ba tôi ở quê: Kiếm cái nghề cho rõ ràng, đừng văn chương viết lách mơ mộng.

ĐẶNG ĐÔNG HẢI DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar