18/07/2016 19:18 GMT+7

SoftBank chi 31,4 tỉ USD thâu tóm ARM

THANH TRỰC
THANH TRỰC

TTO - Một thương vụ thâu tóm khổng lồ đầu tuần giữa nhà mạng Nhật Bản SoftBank chi 31,4 tỉ USD mua ARM, công ty hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế chip xử lý cho smartphone.

Thêm một thương vụ khổng lồ giữa SoftBank và ARM sau khi Microsoft thâu tóm mạng xã hội LinkedIn trong thương vụ trị giá 26,2 tỉ USD vào tháng 6-2016 - Ảnh: AndroidAuthority

Theo Bloomberg, SoftBank đồng ý chi 24,3 tỉ Bảng Anh mua ARM, tương đương 31,4 tỉ USD tiền mặt và quy đổi thành các khoản nợ. Đây là thương vụ thâu tóm lớn nhất của SoftBank sau thương vụ mua nhà mạng Mỹ Sprint với 21,3 tỉ USD tháng 6-2013.

Ông Simon Segars, giám đốc điều hành (CEO) ARM trả lời phỏng vấn Bloomberg cho biết mọi việc diễn ra chớp nhoáng khi SoftBank đưa ra con số rất hấp dẫn đối với các cổ đông lớn của công ty và kế hoạch đầu tư vào công ty cho tương lai.

Thông cáo báo chí đưa ra cho biết SoftBank sẽ đầu tư tiếp vào ARM, hỗ trợ nhóm quản trị và thúc đẩy chiến lược của công ty, nhưng ARM vẫn là công ty kinh doanh độc lập bên trong SoftBank.

Thành lập năm 1990 ở Anh, ARM là một công ty liên doanh giữa Apple, VLSI Technology và Acorn Computers. Khi kỷ nguyên điện thoại thông minh (smartphone) bùng nổ, ARM trở thành "cái bóng" khổng lồ đứng sau những con chip xử lý có mặt trong hầu hết smartphone trên thế giới, bao gồm cả iPhone.

Thật vậy, ARM là "cỗ máy in tiền" của ngành công nghiệp di động khi nắm giữ bản quyền công nghệ, tạo ra tiền mỗi khi các khách hàng như Apple, Samsung, hay cả hãng sản xuất chip xử lý Qualcomm và MediaTek dùng thiết kế chip của ARM. 

Thâu tóm ARM cho SoftBank chìa khóa không chỉ bước vào cánh cửa mở ra thị trường điện thoại thông minh (smartphone) mà còn một cánh cửa lớn hơn chuyển tiếp đến thế giới "Mọi vật kết nối" (Internet of Things / gọi tắt IoT). 

Xu hướng "Mọi vật kết nối" (Internet of Things) trong các năm tới sẽ là mỏ vàng của ARM khi các thiết bị hay vật dụng muốn nói chuyện với nhau hoặc kết nối mạng sẽ cần tích hợp chip xử lý - Ảnh: TechCrunch

Hãng nghiên cứu thị trường Gartner ước tính chi tiêu vào các thiết bị điện tử (gadget) sẽ đạt tới mốc 235 tỉ USD trong năm 2016. Và đến năm 2018, mỗi hộ gia đình tại các thị trường phát triển sẽ sở hữu đến 40 thiết bị hay vật dụng có kết nối với những vật khác (IoT).

Các dự báo từ những hãng công nghệ IoT như Cisco cho thấy đến năm 2020, số lượng thiết bị kết nối mạng trong xu hướng "Mọi vật kết nối" (Internet of Things - IoT) sẽ lên đến hơn 2 tỉ, từ chuông cửa, giường ngủ, tủ lạnh, nhà bếp cho đến xe hơi. ARM có thu phí bản quyền thiết kế chip của mình cho bất kỳ công ty nào muốn gắn chip xử lý vào các thiết bị.

THANH TRỰC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Không hiểu thuật toán, không ai thấy bạn!

Người sáng tạo viết, quay, đăng nhưng ai được thấy, ai bị ẩn đi do một thực thể vô hình: thuật toán đề xuất. Trong thời đại AI kiểm soát dòng nội dung, người làm nghề không khỏi băn khoăn: Mình đang phục vụ khán giả thật hay chỉ cố làm hài lòng máy?

Không hiểu thuật toán, không ai thấy bạn!

Công nghệ 'lái' ví tiền và tài xế công nghệ phục tùng thuật toán

Không sếp, không văn phòng, không chấm công, tài xế công nghệ từng được xem là hình mẫu tự do nghề nghiệp thời 4.0.

Công nghệ 'lái' ví tiền và tài xế công nghệ phục tùng thuật toán

Cách vượt qua 'người gác cổng' AI khi tìm việc

Bạn nộp đơn xin việc và bị trượt ngay từ 'vòng gửi xe'. Không phải do bạn kém năng lực hay thiếu may mắn, mà đơn giản chỉ vì... một cỗ máy không thích hồ sơ của bạn.

Cách vượt qua 'người gác cổng' AI khi tìm việc

Thanh toán dễ dàng, minh bạch hơn với hóa đơn thông minh

Từ những tờ hóa đơn giấy dễ rách, dễ thất lạc đến hóa đơn thông minh, AI đã tạo nên bước chuyển mạnh mẽ, giúp xử lý hóa đơn nhanh chóng, chính xác và tự động gửi dữ liệu về cơ quan thuế.

Thanh toán dễ dàng, minh bạch hơn với hóa đơn thông minh

AI mang lại 'việc nhẹ, lương cao', có thật không?

'Chỉ cần biết dùng ChatGPT, bạn có thể kiếm 20 triệu mỗi tháng tại nhà'. Những lời quảng cáo hấp dẫn thế này tràn lan trên mạng. Nhưng liệu công việc nhờ AI có thật sự nhẹ nhàng, lương cao, hay chỉ là ảo vọng?

AI mang lại 'việc nhẹ, lương cao', có thật không?

Chatbot AI: Giấc mơ tự động hóa chăm sóc khách hàng có thành hiện thực?

Chatbot AI đang giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình chăm sóc khách hàng. Liệu chatbot AI có thể thay thế hoàn toàn nhân viên chăm sóc khách hàng trong tương lai? Cùng khám phá xu hướng mới này.

Chatbot AI: Giấc mơ tự động hóa chăm sóc khách hàng có thành hiện thực?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar