07/02/2025 20:17 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thị trường UPCoM và HNX đầu 2025: Lượng tiền sang tay giảm

Lượng tiền 'sang tay' mua bán trên cả sàn chứng khoán Hà Nội và thị trường UPCoM trong tháng đầu tiên của năm 2025 đều giảm. Trong khi đó, khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh.

Tiền giảm, 'cá mập' ngoại và khối tự doanh công ty chứng khoán tăng bán ròng - Ảnh 1.

Lượng tiền giao dịch chứng khoán giảm trong tháng đầu tiên của năm mới - Ảnh: BÔNG MAI

Tiền "sang tay" trên sàn chứng khoán giảm, vẫn có cổ phiếu tăng tới 84%

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông tin kết quả tổng kết thị trường cổ phiếu niêm yết trong tháng đầu tiên của năm 2025, với xu hướng giảm cả về giá cổ phiếu và thanh khoản.

Cụ thể trong tháng 1 vừa qua, chỉ số HNX đóng cửa ở mức 223,01 điểm (-1,94% so với tháng cuối năm 2024). Khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên lần lượt đạt gần 48 triệu cổ phiếu và hơn 759 tỉ đồng, tương ứng mức giảm 32% và 22% so với tháng liền trước.

Giao dịch của nhóm 30 cổ phiếu hàng đầu sàn Hà Nội (HNX30) có tổng khối lượng đạt hơn 444 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch hơn 8.700 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng gần 55% về khối lượng và gần 68% giá trị giao dịch toàn thị trường.

Trong tháng, top đầu cổ phiếu có thanh khoản tốt hàng đầu thuộc về SHS (Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội), HUT (Tasco) và CEO (Tập đoàn C.E.O).

Về giá giao dịch, mã chứng khoán SVN của Tập đoàn VEXILLA Việt Nam tăng mạnh nhất tháng qua (+ 55%), tiếp đến là mã BKC (Khoáng sản Bắc Kạn, +45%0, PV2 (Đầu tư PV2, +29%), KSV (Khoáng sản TKV, 24%).

Trong khi đó, chỉ số UPCoM đóng cửa tháng đầu năm 2025 đạt 94,3 điểm (-0,8%). Khối lượng giao dịch bình quân đạt hơn 46,5 triệu cổ phiếu/phiên (-13%), giá trị bình quân đạt hơn 676 tỉ đồng/phiên (-28%).

Về thanh khoản, cổ phiếu HNG (Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai) tiếp tục được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM, tiếp theo là HBC (Xây dựng Hòa Bình), AAS (Chứng khoán SmartInvest).

Về giá giao dịch, top 3 mã tăng giá mạnh hàng đầu trên UPCoM lần lượt thuộc về: BOT (BOT Cầu Thái Hà, +84%), HBD (Bao bì PP Bình Dương, +60%). Ngoài ra còn có YBC (Xi măng và Khoáng sản Yên Bái), TOS (Dịch vụ biển Tân Cảng), KVC (Sản xuất Xuất nhập khẩu Inox Kim Vĩ)...

"Cá mập" ngoại bán ròng

Tháng đầu tiên của năm, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng trên thị trường cổ phiếu niêm yết tại sàn Hà Nội, với gần 83 tỉ đồng bán ròng (-43% so với tháng liền trước). Cổ phiếu PVS (Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam) và SHS (Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội) ghi nhận lượng giao dịch top đầu.

Hoạt động tự doanh cổ phiếu niêm yết tại HNX của các công ty chứng khoán thành viên trong tháng có giá trị giao dịch hơn 448 tỉ đồng (chiếm tỉ trọng gần 3,5% toàn thị trường, tăng gần 29% so với tháng trước) và bán ròng hơn 162 tỉ đồng.

Trong khi đó tại thị trường UPCoM, nhà đầu tư ngoại ghi nhận khối lượng giao dịch giảm gần 63% so với tháng trước, với giá trị bán ròng hơn 186 tỉ đồng. Cổ phiếu được khối này mua nhiều nhất là HNG (Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai), tiếp sau đó là OIL (Dầu Việt Nam). 

Ở chiều bán, HNG cũng là cổ phiếu bị bán ra nhiều nhất, xếp sau là ACV (Cảng hàng không Việt Nam).

Giao dịch tự doanh cổ phiếu UPCoM tiếp tục mua ròng hơn 94 tỉ đồng trong tháng qua. Dù vậy, mức mua ròng giảm mạnh so với tháng liền trước (-75,5%).

UPCoM mất 4% vốn hóa, HNX giữ vững đà tăng

Thị trường UPCoM trong tháng đầu năm 2025 đón nhận thêm ba doanh nghiệp đăng ký giao dịch mới và 4 doanh nghiệp hủy. Tại thời điểm cuối tháng có 886 doanh nghiệp, giá trị đăng ký giao dịch đạt hơn 463.000 tỉ đồng. Giá trị vốn hóa tại ngày cuối tháng 1-2025 đạt hơn 1,55 triệu tỉ đồng (-4%).

Trong khi đó, sàn HNX có một doanh nghiệp hủy niêm yết cổ phiếu. Tổng số doanh nghiệp niêm yết tại ngày cuối tháng đạt 309, với tổng giá trị hơn 165.500 tỉ đồng. Giá trị vốn hóa thị trường tại phiên cuối tháng đạt hơn 349.700 tỉ đồng (+1,4%).

Thứ trưởng Bộ Tài chính: Phải nâng hạng chứng khoán Việt, mời doanh nghiệp chất lượng cao lên sàn

Thứ trưởng Bộ Tài chính đưa ra nhiều nhiệm vụ quan trọng với ngành chứng khoán trong năm 2025, giúp phát triển chất lượng, minh bạch, bền vững.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Vietnam Airlines vừa chính thức công bố tái khởi động đường bay thẳng Hà Nội – Moscow trong khuôn khổ chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ nâng vốn điều lệ từ 21.771 tỉ đồng lên 35.830 tỉ đồng sau khi phát hành hơn 1,4 tỉ cổ phiếu để chia cổ tức ngay trong năm 2025. Vì sao ACV tăng vốn?

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Ngày 11-5, tại cảng Tân Cảng - Cát Lái (TP.HCM), 4 cẩu RTG Hybrid đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa và "xanh hóa" các cảng biển trong nước.

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Nhiều doanh nghiệp Nga xem Việt Nam là thị trường ưu tiên

Nhân chuyến công tác Nga, ngày 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp một số doanh nghiệp tiêu biểu của nước này. Ông khẳng định Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Nga mở rộng hợp tác, đầu tư.

Nhiều doanh nghiệp Nga xem Việt Nam là thị trường ưu tiên

Hai công ty nhà ông Johnathan Hạnh Nguyễn thoái bớt vốn tại chuỗi bán lẻ lớn nhất sân bay

Sasco - một doanh nghiệp có chuỗi bán lẻ lớn nhất sân bay Tân Sơn Nhất, vừa ghi nhận hoạt động thoái bớt vốn từ cổ đông chiến lược lâu năm. Hai cổ đông này đều có liên quan ông Johnathan Hạnh Nguyễn - chủ tịch Sasco.

Hai công ty nhà ông Johnathan Hạnh Nguyễn thoái bớt vốn tại chuỗi bán lẻ lớn nhất sân bay
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar