18/06/2015 15:33 GMT+7

Thị trường truyền hình trả tiền: “cá bé” khóc vì “cá lớn”

M.QUANG
M.QUANG

TT - Viettel, SCTV, FPT bị các đài truyền hình địa phương “tố” dùng các chiêu cạnh tranh không lành mạnh để “bóp chết” các đài địa phương.

Tại hội thảo “Vấn đề xây dựng đơn giá thuê bao truyền hình trả tiền” do Hiệp hội Truyền hình trả tiền (VNPayTV) tổ chức tại Hà Nội ngày 17-6, các doanh nghiệp truyền hình trả tiền như Viettel, SCTV, FPT đồng loạt bị các đài truyền hình địa phương “tố” dùng các chiêu cạnh tranh không lành mạnh để “bóp chết” các đài địa phương.

Ông Lê Văn Minh, giám đốc Truyền hình cáp Hải Dương, khẳng định thị trường truyền hình cáp tại Hải Dương đang bị cạnh tranh khốc liệt, không lành mạnh. Ông đưa ví dụ: như SCTV khi xâm nhập vào thị trường đã hạ giá thuê bao xuống 33.000 đồng/tháng, Viettel khuyến mãi bằng cách khách hàng lắp đặt Internet sẽ được lắp truyền hình số và analog cùng với việc tặng một năm không thu cước.

Theo ông Hà Văn Dũng - giám đốc Truyền hình cáp Nghệ An, Viettel đang lấy nền tảng Internet để cạnh tranh chứ không phải cạnh tranh bằng chính dịch vụ truyền hình trả tiền. Vì thế, ông Dũng kiến nghị hiệp hội yêu cầu Viettel dừng ngay việc bù chéo dịch vụ để các đơn vị truyền hình trả tiền địa phương “còn có đất sống”...

Tương tự, FPT cũng bị “tố” dùng chiêu thu cước một thuê bao 50.000 đồng nhưng cho phép ba gia đình liền nhau chia sẻ dịch vụ. Điều này dẫn đến mỗi nơi một giá truyền hình trả tiền khác nhau.

Tương tự, đại diện Công ty Truyền hình cáp Thái Bình cũng đặt vấn đề đang có “tình trạng cá lớn nuốt cá bé” khi các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình đưa ra các mức giá khác nhau, có khi rẻ bằng một nửa. Điều này dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh ở nhiều nơi.

Điển hình là SCTV thu cước ở thành phố là 100.000 đồng/tháng nhưng khi về tỉnh chỉ áp dụng mức 50.000 đồng và đến huyện chỉ còn hơn 30.000 đồng. Điều này buộc các nhà cung cấp phải hạ giá theo nếu không muốn bị mất khách hàng.

Đại diện các đài truyền hình địa phương đề nghị có một mức giá sàn cho dịch vụ truyền hình trả tiền để chống lại tình trạng phá giá của một số doanh nghiệp. Tuy nhiên theo quy định, truyền hình trả tiền không nằm trong danh mục dịch vụ mà Nhà nước phải quản lý giá cước mà tuân theo cơ chế thị trường.

M.QUANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghiện ngập tràn lan trên màn ảnh Hàn Quốc

Gần đây các nhân vật nghiện ngập xuất hiện dày đặc trên màn ảnh Hàn Quốc làm dấy lên tranh cãi liệu phim ảnh đang phản ánh thực trạng xã hội hay vô tình tiếp tay cho việc bình thường hóa tệ nạn.

Nghiện ngập tràn lan trên màn ảnh Hàn Quốc

Ai viết kịch bản Bố ơi! Mình đi đâu thế? mà ác vậy?

Trong tập 1 'Bố ơi, mình đi đâu thế?', cô bé MinHee mới 4 tuổi đã thét lên hoảng sợ, khóc lóc thảm thiết khi mở hộp quà của chương trình đưa ra.

Ai viết kịch bản Bố ơi! Mình đi đâu thế? mà ác vậy?

Ngành anime bị đe dọa vì thuế quan của ông Trump

Chính sách thuế mới do Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất đang khiến ngành công nghiệp anime toàn cầu rơi vào trạng thái báo động.

Ngành anime bị đe dọa vì thuế quan của ông Trump

Khi cuộc đời cho bạn quả quýt đại thắng, Kim Tae Ri là thị hậu Baeksang 2025

Lễ trao giải nghệ thuật Baeksang lần thứ 61 chính thức tìm được chủ nhân cho các hạng mục lớn trong lĩnh vực điện ảnh và truyền hình. Trong đó, Khi cuộc đời cho bạn quả quýt thắng lớn khi ẵm 4 giải thưởng.

Khi cuộc đời cho bạn quả quýt đại thắng, Kim Tae Ri là thị hậu Baeksang 2025

Cha tôi, người ở lại: Hết mẹ Quyên rồi đến mẹ Liên xấu xí

Nhân vật Liên, Quyên trong phim 'Cha tôi, người ở lại' gây bức xúc vì xây dựng hình ảnh người mẹ xấu xí.

Cha tôi, người ở lại: Hết mẹ Quyên rồi đến mẹ Liên xấu xí

Dan Da Dan, Jujutsu Kaisen và những anime hứa hẹn sẽ trở thành kinh điển

Thế hệ anime mới đang chứng kiến sự bùng nổ với những tác phẩm đa dạng cả về phong cách kể chuyện lẫn hình ảnh, loạt anime 'tân binh' dưới đây sẽ còn được khán giả nhắc tới sau hàng chục năm nữa, trở thành những series kinh điển mới.

Dan Da Dan, Jujutsu Kaisen và những anime hứa hẹn sẽ trở thành kinh điển
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar